Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Giao thông Hà Nội


Người ta bàn cãi về tắc đường, người ta đổ tại hạ tầng kém, đổ tại quá nhiều phương tiên xe cá nhân, nhưng "đất không chật, mà lòng người chật". Có lẽ, xét về áp lực thời gian, công việc của người Việt Nam là nhàn nhất quả đất. Nhưng người Việt đi đường bao giờ cũng có cái kiểu: đi thì thủng thẳng, nhưng khi đến đèn đỏ thì luôn cố vượt qua, tựa như không có thời gian đợi đèn đỏ. Và để rút ngắn một quãng đường, bao giờ người Việt cũng tìm còn đường ngắn nhất đối với mình, dĩ nhiên là đi ngược chiều.

Dân thì thế, quan càng thế, ngay chỗ trường Đảng Lê Hồng Phong ở Đường Láng, trong thời gian thi công đường sắt trên cao, khu vực này thường xuyên ách tắc, chỉ vỉ đường hẹp người đông, nhưng các cán bộ của trường, học viên của trường, thay vì đi lên chỗ quay đầu xe ở gần Ngã Tư Sở thì họ rẽ luôn vào cổng trường, cho tiện. Thế là ùn tắc hàng chục phút, giá mà họ đi lên 100 m rồi quay đầu xe thì khi rẽ vào trường chẳng cản trở ai.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Hỗn độn. The Chaos!

Thế giới hỗn độn:
Ngày 19/12/2016, ở Thổ Nhĩ Kỳ, đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn chết ngay khi đang phát biểu tại một hoạt động văn hóa. Kẻ giết người là một cảnh sát thuộc lực lượng chống khủng bố Thổ. Lý do, theo như sát thủ hô lên sau khi bắn, đó là trả thù cho những gì đang xảy ra tại Alepo (một thành phố thuộc Syrie). Sự kiện này làm người ta liên tưởng đến kịch bản của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, khi thái tử Áo bị người Serbi cực đoan ám sát, cái cớ để đế quốc Áo - Hung tuyên chiến với Serbie, dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cũng ngày 19/12/2016, một xe tải hạng nặng đã lao vào khu chợ đêm của Berlin, làm chết 12 người và làm bị thương hàng chục người nữa. Với sự kiện này, khắp thế giới phương Tây đang dần tới ngày lễ Giáng sinh đã phải báo động. Ở Pháp, ở Ý, ở Mỹ, xung quanh các khu vui chơi công cộng, nhan nhản lực lượng vũ trang với súng, áo giáp, mũ trùm.

Việt Nam thì hỗn độn theo kiểu khác, khi mà Bộ Công thương phải siết lại quy định đi công tác nước ngoài. Bởi đã có tới hai sếp của ngành dầu khí xin đi chữa bệnh ở nước ngoài rồi chuồn mất, bỏ lại cho nước nhà lần lượt những khoản nợ 3.000 (ba ngàn) tỷ và 7.000 (bày ngàn) tỷ. Ấy thế mà nay, Bộ lại còn tiếp tục phải rà soát 7 dự án ngàn tỷ khác đang lỗ lã. Đó là những dự án đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.
Công thêm 5 dự án trước đây đã được Quốc hội đã nêu lên tại Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 vừa qua (nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình) thì Bộ Công thương có cả thảy 12 dự án ngàn tỷ. 
Nợ công Việt Nam và nợ do Nhà nước bảo lãnh của Việt Nam hiện đã đạt mức 62,5% GDP. Quy ra tiền thì tổng nợ công đã là 86 tỷ đô la Mỹ.

Hỗn độn của ngành Dân số:
Đến tháng 12/2016, ngân sách cấp cho ngành vẫn là một vấn đề, ngoài một số tiền gọi là tạm ứng trước, không biết khi nào mới có đợt cấp kinh phí tiếp để trả nợ các hoạt động đã thực hiện, và cả những hoạt động đã được dự kiến nhưng vẫn chưa triển khai được vì không có kinh phí. Trong khi đó, bộ máy tổ chức, nhân sự vô cùng hỗn độn với cả chục mô hình làm công tác dân số, mỗi tỉnh xây dựng (hoặc thử nghiệm) một mô hình, chưa có quyết định nào của Trung ương để thống nhất. Hậu quả, có thể là sự teo tóp lại hoặc thậm chí đổ vỡ cả một hệ thống bộ máy mà ngành đã dày công xây dựng từ hai thập kỷ nay. Lúc đó làm sao để  thực hiện sự nghiệp trồng người đây???