Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Dấu mốc chiến tranh thế giới thứ nhất

Ngày 29 tháng 7 năm 1914, Nga hoàng quyết định chuyển quân đội để tấn công quân Áo Hung. Trong lúc đó Nga hoàng vẫn gửi điện tín cho Đức hoàng (Kaiser), người anh em họ của ông :"Này, Nikki, tôi chia sẻ với Hoàng đệ về mong muốn hòa bình được duy trì. Tôi hoàn toàn tin rằng quân Nga sẽ đóng vai trò bàng quan trong cuộc tranh chấp Áo - Serbia để không lôi cuốn Châu Âu vào cuộc chiến khốc liệt nhất mà mọi người có thể chứng kiến. Tôi tin rằng giữa chính phủ của Hoàng đệ và nước Áo có thể hiểu biết nhau một cách trực tiếp và nước Nga sẽ hết sức để ủng hộ sự hiểu biết đó".
Thế nhưng trong lúc đó, kế hoạch hành quân của Nga vẫn nhằm tới việc tấn công cả Đức và Áo,
Đức hoàng (Kaiser) không trả lời điện của Nga.
Phía Đức tin rằng Nga, Pháp, Anh sẽ lợi dung cơ hôi cuộc chiến tranh giữa Áo - Hung và Serbia để bao vây và "hủy diệt" nước Đức. Kế hoạch của Đức là sẽ tấn công cả hai mặt trận, trong đó trước hết là tấn công Pháp thông qua nước Bỉ, sau đó sẽ quay phía Đông để đánh Nga. Đức gửi tối hậu thư đòi Nga phải ngừng động binh nếu không sẽ tuyên chiến. Và để đề phòng mặt trận phía Tây, Đức yêu cầu các đồng minh phải gửi quân và cùng chiếm biên giới Pháp.

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Kỷ niệm 100 năm ngày nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Ngày 28 tháng 6, ngày mà cách đây đúng 100 năm, Thái tử Franz Ferdinand của nước Áo và phu nhân đã bị người dân tộc chủ nghĩa Serbi ám sát chết tại thủ đô Sarajevo của Bosnia. Hung thủ là Gavrilo Princip, một người theo chủ nghĩa dân tộc, 19 tuổi, thành viên tổ chức Bàn tay đen. Trước đó, một thành viên khác của Bàn tay đen đã định ném bom vào xe hơi của Thái tử, nhưng người lái xe đã vượt qua được, tuy nhiên ngay sau đó, chiếc xe lại đi đúng vào nơi Gavrilo đã chờ sẵn và người này hạ sát Thái tử bằng hai phát súng.

Ngay sau đó, Đế quốc Áo Hung đã gửi tối hậu thư với mười điểm đến Vương quốc Serbi. Tối hậu thư này được đánh giá là hết sức áp đặt và mang tính chất lăng nhục đối với chính quyền Serbi. Cho dù Serbi chấp nhận 8/10 yêu sách đó (Serbi từ chối không cho Áo Hung quyền xét xử công dân của mình), ngày 28 tháng 7 năm 1914 Đế quốc Áo Hung vẫn tuyên chiến với Serbi. Và thế là cuộc chiến khốc liệt nhất của nhân loại làm cho 60 triệu người chết và 100 triệu người khác bị thương đã nổ ra như thế.


Tai nạn hàng không.

Trong tháng 7 năm 2014 này, có bao nhiêu vụ tai nạn hàng không?
- Khoảng 7h45 phút sáng 7/7, một chiếc máy bay trực thăng MI 171 của không quân Việt Nam đã bị rơi ở khu vực Hòa Lạc, Hà Nội. Đã có 19 chiến sỹ tử nạn, 2 chiến sỹ bị thương nặng đang được cấp cứu, điều trị. Đây là chuyến bay huấn luyện của không quân, trước khi máy bay rơi, người lái đã hết sức để đưa máy bay ra khỏi khu vực dân cư, tránh tổn thất cho nhân dân.
- Ngày 17/7, chuyến bay MH 17 của hàng không Malaysia bị bắn rơi trên bầu trời Ukraina, toàn bộ 298 người, bao gồm hành khách và toàn bộ phi hành đoàn đã thiệt mạng. Chuyến bay này bay từ Hà Lan đến Malaysia. Đến nay vẫn chưa có kết luận về thủ phạm đã phóng tên lửa bắn rơi chiếc máy bay Boeing 777 này khi nó đang bay ở độ cao 10 km.
- Ngày 23/7, đến lượt máy bay ATR 72 mang số hiệu GE222 của hãng hàng không TransAsia Airway (của Đài Loan) bị rơi do bão. Số nạn nhân là 50 người chết, 8 người.
- Ngày 24/7, đến lượt chiếc máy bay mang số hiệu AH 5017 của hàng không Algieri bị rơi trên sa mạc Sahara cũng do bão. Toàn bộ người đi trên máy bay, 116 người đã thiệt mạng. Chuyến bay này bay từ Burkina Faso đến Algieri.