Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Giao thông Hà Nội


Người ta bàn cãi về tắc đường, người ta đổ tại hạ tầng kém, đổ tại quá nhiều phương tiên xe cá nhân, nhưng "đất không chật, mà lòng người chật". Có lẽ, xét về áp lực thời gian, công việc của người Việt Nam là nhàn nhất quả đất. Nhưng người Việt đi đường bao giờ cũng có cái kiểu: đi thì thủng thẳng, nhưng khi đến đèn đỏ thì luôn cố vượt qua, tựa như không có thời gian đợi đèn đỏ. Và để rút ngắn một quãng đường, bao giờ người Việt cũng tìm còn đường ngắn nhất đối với mình, dĩ nhiên là đi ngược chiều.

Dân thì thế, quan càng thế, ngay chỗ trường Đảng Lê Hồng Phong ở Đường Láng, trong thời gian thi công đường sắt trên cao, khu vực này thường xuyên ách tắc, chỉ vỉ đường hẹp người đông, nhưng các cán bộ của trường, học viên của trường, thay vì đi lên chỗ quay đầu xe ở gần Ngã Tư Sở thì họ rẽ luôn vào cổng trường, cho tiện. Thế là ùn tắc hàng chục phút, giá mà họ đi lên 100 m rồi quay đầu xe thì khi rẽ vào trường chẳng cản trở ai.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Hỗn độn. The Chaos!

Thế giới hỗn độn:
Ngày 19/12/2016, ở Thổ Nhĩ Kỳ, đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn chết ngay khi đang phát biểu tại một hoạt động văn hóa. Kẻ giết người là một cảnh sát thuộc lực lượng chống khủng bố Thổ. Lý do, theo như sát thủ hô lên sau khi bắn, đó là trả thù cho những gì đang xảy ra tại Alepo (một thành phố thuộc Syrie). Sự kiện này làm người ta liên tưởng đến kịch bản của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, khi thái tử Áo bị người Serbi cực đoan ám sát, cái cớ để đế quốc Áo - Hung tuyên chiến với Serbie, dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cũng ngày 19/12/2016, một xe tải hạng nặng đã lao vào khu chợ đêm của Berlin, làm chết 12 người và làm bị thương hàng chục người nữa. Với sự kiện này, khắp thế giới phương Tây đang dần tới ngày lễ Giáng sinh đã phải báo động. Ở Pháp, ở Ý, ở Mỹ, xung quanh các khu vui chơi công cộng, nhan nhản lực lượng vũ trang với súng, áo giáp, mũ trùm.

Việt Nam thì hỗn độn theo kiểu khác, khi mà Bộ Công thương phải siết lại quy định đi công tác nước ngoài. Bởi đã có tới hai sếp của ngành dầu khí xin đi chữa bệnh ở nước ngoài rồi chuồn mất, bỏ lại cho nước nhà lần lượt những khoản nợ 3.000 (ba ngàn) tỷ và 7.000 (bày ngàn) tỷ. Ấy thế mà nay, Bộ lại còn tiếp tục phải rà soát 7 dự án ngàn tỷ khác đang lỗ lã. Đó là những dự án đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.
Công thêm 5 dự án trước đây đã được Quốc hội đã nêu lên tại Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 vừa qua (nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình) thì Bộ Công thương có cả thảy 12 dự án ngàn tỷ. 
Nợ công Việt Nam và nợ do Nhà nước bảo lãnh của Việt Nam hiện đã đạt mức 62,5% GDP. Quy ra tiền thì tổng nợ công đã là 86 tỷ đô la Mỹ.

Hỗn độn của ngành Dân số:
Đến tháng 12/2016, ngân sách cấp cho ngành vẫn là một vấn đề, ngoài một số tiền gọi là tạm ứng trước, không biết khi nào mới có đợt cấp kinh phí tiếp để trả nợ các hoạt động đã thực hiện, và cả những hoạt động đã được dự kiến nhưng vẫn chưa triển khai được vì không có kinh phí. Trong khi đó, bộ máy tổ chức, nhân sự vô cùng hỗn độn với cả chục mô hình làm công tác dân số, mỗi tỉnh xây dựng (hoặc thử nghiệm) một mô hình, chưa có quyết định nào của Trung ương để thống nhất. Hậu quả, có thể là sự teo tóp lại hoặc thậm chí đổ vỡ cả một hệ thống bộ máy mà ngành đã dày công xây dựng từ hai thập kỷ nay. Lúc đó làm sao để  thực hiện sự nghiệp trồng người đây???

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Đăng lại từ motthegioi.vn

Đời Mao, có 600 ngày phải chìm trong bóng tối bởi mắt bị mờ dần, rồi không nhìn thấy hẳn - bất hạnh đó đến liền ngay sau những ngày đầu Mao “đụng tới” Hoàng Sa… Cuối tháng 1.1974, mắt Mao bỗng nhiên nhòa hẳn. Khoảng mươi mười lăm thước Mao thấy một người dường như “có hai ba”. Dụi mắt xong, lại thấy một người “có đến bốn năm”, rồi “sáu bảy” - tựa hồ “bóng người âm” vậy. Dần dà, Mao không thể tự xem sách báo, ngay cả khi đọc các văn kiện nếu phải viết lời phê thì “cũng phải nhờ người khác viết thay (…) cũng không thể thấy mặt những người quen thuộc xung quanh, thậm chí ngay cả người đi qua sát mặt, Chủ tịch cũng không nhìn rõ” (Trần Trường Giang, sđd ở Kỳ 8, tr. 325). Các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu của Trung Quốc chẩn đoán và thông báo Mao bị “đục thủy tinh thể” cả hai mắt, buộc phải phẫu thuật. Nhưng chưa thể phẫu thuật ngay, vì dạng “mù mắt” của Mao phải đợi đến giai đoạn phát bệnh hoàn toàn mới can thiệp “bằng dao kéo” được. Nên, Mao phải “tiếp tục chờ đợi trong mấy trăm ngày dài u tối” nữa - Bệnh càng nặng, đến nỗi Mao “bị mù hoàn toàn, hai chân bị phù thủng, nếu không có người dìu thì không thể đi lại được” (Trần Trường Giang, sđd, tr. 332). Mao không cho nói với bất kỳ ai khác về chuyện Mao “không nhìn được” ngoài các nhân viên, thư ký, bác sĩ phải làm việc cạnh Mao hàng ngày, kể cả Bộ Chính trị cũng chỉ có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình với vài ủy viên nữa biết. Tuy thị lực “gần như bằng 0”, nhưng đầu óc Mao vẫn rất tỉnh táo, sắc sảo, tay Mao vẫn nắm chặt quân đội. Bởi quân đội là điều kiện “ắt có” để khai sinh và bảo vệ chế độ của Mao - như Mao từng tuyên ngôn: “Chính quyền vươn lên từ nòng súng”! Ngón tay Mao độc quyền đặt lên cò súng “quốc gia”, bởi Mao không nhường cho ai vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương. Mao biết, nếu rời vị trí ấy Mao có thể đã bị Lâm Bưu thanh toán. Trong quá khứ, Lâm Bưu không thể ra tay được, do quyền điều động quân đội tập trung trong tay Mao, Bắc Kinh nghiêm ngặt tới mức “điều động một trung đội cũng phải được Mao phê chuẩn - Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Quân ủy kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng không được điều động một trung đội. Tổng tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng trở xuống càng không có quyền ấy” - theo Tân Tử Lăng. Vậy nên, Lâm Bưu không thể dùng bộ binh đánh ngược Mao. Dầu Hoàng Vĩnh Thắng thuộc vây cánh Lâm, Thắng vẫn không dám phiêu lưu tự ý cầm quân qua cửa ngõ thành phố lấy nửa bước, đừng nói tới “vẫy tay vung đạn” vào Trung Nam Hải ! Lâm Bưu kế cùng, muốn qua Vương Phi (Phó Tổng tham mưu trưởng Không quân) để “tạm mượn” tiểu đoàn cảnh vệ trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân bất ngờ đánh vào Điếu Ngư Đài - theo dự kiến. Không may, giờ chót: lực lượng không quân thân Lâm Bưu bị Chu Ân Lai khống chế, vô hiệu hóa, cả nhà Lâm đành lao vào “đường bay tuyệt mệnh”!. Cũng ở vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương, Mao điều hơn 40 chiến hạm đến vùng biển Việt Nam làm “tấm lá chắn”cho quần đảo Hoàng Sa sau ngày đánh chiếm (chúng tôi sẽ trở lại “sự kiện Hoàng Sa” trong phần viết về quần đảo Trường Sa ở đoạn sau của loạt bài này). Trước ngày “bùng nổ Hoàng Sa”, Quân ủy trung ương của Mao soạn thảo một văn kiện tuyệt mật chống phá Việt Nam, lưu hành nội bộ, bị tiết lộ bởi gián điệp Trung Quốc Lê Xuân Thành (người Quảng Đông, được Bắc Kinh tung vào Việt Nam hoạt động và bị bắt tại Quảng Bình ngày 30.3.1973). Văn kiện có đoạn: “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta…” (theo văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN: “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” công bố 4.10.1979 - Phần thứ tư). Nhìn về quá khứ, quan hệ “bất bình đẳng” giữa Việt Nam - Trung Quốc đã xảy ra qua đàm phán Geneva 1954. Điều đó, bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn qua bài viết của Thảo Nguyên “Cố TBT Lê Duẩn: Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc" (Báo điện tử Một Thế Giới 8.7.2014) - trích tham khảo một đoạn (do thư ký của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là ông Việt Phương kể) : “Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta chọn vĩ tuyến 17. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam”. Sau này, vào 1972, TBT Lê Duẩn nói thẳng với Chu Ân Lai: “Năm đó, người Trung Quốc các anh đã bán đứng chúng tôi trên bàn đàm phán” (Một Thế Giới - tài liệu đã dẫn) Tư tưởng “nước lớn” và “bành trướng” ngày càng bám rễ trong tư duy của Trung Nam Hải do Mao lèo lái ngay cả khi Mao bị bóng tối giam cầm. Bị mù, Mao vẫn bằng mọi cách trực tiếp xuất hiện trước lãnh đạo các quốc gia đến thăm Trung Quốc như Thủ tướng nước Anh Sir Edward Health (6.1974), Thủ tướng Vương Quốc Bỉ Leo Tindemans (19.4.1975), Thủ tướng Thái Lan Kukrit Pramoj (1.7.1975). Trong bóng tối, Mao sắp đặt cẩn thận và chu đáo chuẩn bị đón tổng thống Mỹ Gerald Rudolph Ford sẽ đến Bắc Kinh (12.1975) tiếp tục bàn thêm về thỏa hiệp Trung Mỹ - bao gồm việc Mỹ vẫn mở eo biển Đài Loan cho những “hạm đội Đông Hải” của Mao theo con đường nhanh nhất tràn xuống phía Nam? (còn nữa)

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Không cần phải học một chữ Hán nào!!!

Lâu không thấy các nhà nghiên cứu nói gì, giờ thấy nói là đã sai.
Cần thiết đưa Hán Nôm trở lại trường họcPhát biểu tại Hội thảo Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại diễn ra hôm 27/8, ông Giang cho rằng, trong số các quốc gia thuộc khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc.
Đường link đây
Đất nước này mất hàng mười hế kỷ để xây dựng nên sự độc lập về chính trị, nhưng mãi đến giờ mà vẫn chưa thoát khỏi sự nô dịch về tư tưởng, tôi phải kết tội những nhà trí thức như ông.
Tôi chả phải nhà ngôn ngữ, nhưng tôi cũng dùng tiếng Việt gần nửa thế kỷ rồi. Trong nửa thế kỷ đó tôi học bằng tiếng Việt, viết bằng tiếng Việt, thi bằng tiếng Việt, tỏ tình bằng tiếng Việt, diễn đạt mọi thứ trên đời bằng tiếng Việt và tôi chưa từng thấy thiếu thốn gì mà phải dùng một thứ tiếng ngoại lai để biểu đạt. 
Các ông nói là vì bỏ chữ Hán nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc, nói thế mà không biết xâu hổ. Các ông mang tiếng là các học giả, sao các ông không truyền đạt quá khứ dân tộc bằng thứ tiếng Việt trong sáng nhất để cho các thế hệ sau biết về quá khứ dân tộc. Hay các ông chỉ chăm chăm "làm cái tiến sĩ" rồi vênh vang khoe bằng cấp, còn kiến thức của các ông chỉ đến thế thôi? Hay các ông cho là các ông mất hàng trăm triệu để có được bằng tiến sĩ, thì kiến thức của các ông phải đòng thùng cất kỹ, giữ gìn, các ông không còn ham muốn làm khoa học nữa? Hay, giống như thói quen, các ông vẫn kêu ca là do đất nước khó khăn, không "tạo điều kiện" để các ông nghiên cứu, truyền bá. Mới đây có ông TS Trần Hữu Lộc ở Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh có nói một câu mà tôi hoàn toàn tán thành "20.000 tiến sĩ đừng nên là 20.000 bàn tay đòi hỏi tiền Nhà nước". Các ông đã có học, có công trình, sao không làm cho nó phổ biến để các thế hệ sau hiểu được quá khứ dân tộc mà lại đổ cho không có chữ Hán thì không hiểu. Thế khi các ông bảo vệ luận án tiến sĩ, các ông phải nói bằng tiếng gì? Các ông lên lớp cho học trò các ông nói tiếng gì? Thậm chí, để hô hào đưa tiếng Hán vào học từ phổ thông, các ông viết tham luận bằng tiếng gì? Tôi cho là không thiếu gì từ ngữ Việt để dùng.
Còn nhớ khi nước nhà mới được độc lập, các nhà giáo của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã cố công chuyển ngữ từ các sách giáo khoa tiếng Pháp sang tiếng Việt để truyền bá chữ quốc ngữ, nhanh chóng làm giảm tỉ lệ mù chữ khiến cho nước ta sớm xoá nạn mù chữ. Thử hỏi các cụ mà nghĩ như các ông thì biết đến bao giờ mới học xong. 
Thậm chí ngay trong thời kỳ nước nhà bị nô dịch bởi thực dân Pháp, nhà giáo Hoàng Xuân Hãn (kể ra gọi theo kiểu hám danh như các ông thì cũng nên gọi là Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, nhưng chưa chắc gọi thế đã đủ kính trọng) đã soạn cuốn "Danh từ khoa học" để chuyển ngữ các thuật ngữ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Thưa các ông, lúc ấy thì còn chưa có từ tiếng Việt nào để mà dịch đâu ạ. Chắc các ông chuyển ngành ngôn ngữ thì sẽ biết thôi.
Khi người Do Thái lập quốc 14/5/1948, dân của họ tập hợp từ hàng mấy chục nước về, mỗi người Do Thái nói một thứ tiếng. Vì thế mà Bộ Giáo dục của họ phải làm hồi sinh lại tiếng Hebrew, một tử ngữ, để làm ngôn ngữ chung cho cả dân tộc. Và họ đã làm được. Ngôn ngữ ấy giờ là nền tảng để nước Israel trở nên giàu mạnh, nếu các ông chưa tin thì tôi đề nghị các ông nghiên cứu kỹ lại xem thời ngôn ngữ Hebrew được dùng (2000 năm trước) có vô số thuật ngữ chưa ra đời, vậy mà họ chuyển được toàn bộ các thuật ngữ hiện đại để tiếng Hebrew bây giờ có thể biểu đạt hết.
Vậy mà trong thời đại này, ngôn ngữ phát triển như vũ bão do trao đổi thông tin, thay vì các ông diễn đạt lịch sử dân tộc cho thật Việt hoá, dùng những từ ngữ đang sinh sôi nảy nở đây, thì các ông lại muốn kéo lùi dân tộc lại bằng cách chui đầu vào học mấy cái chữ cổ.
Các ông học Hán Nôm chắc cũng biết là thời kỳ chưa có chữ quốc ngữ như bây giờ, các nhà trí thức Việt ai chả dùng tiếng Hán. Nhưng trừ một số người rất tỉnh táo ra, đa phần khi dẫn lịch sử toàn đem sự tích Tàu ra để nói. Cái gì mà "Vũ, Thang, Nghiêu Thuấn". Cái gì mà "Khổng viết, Thi văn". Tôi không biết họ giỏi tiếng Hán đến đâu (nhưng tôi chắc là giỏi hơn các ông vì họ dùng lâu hơn, các ông ngoài nghiên cứu suống rồi đút vào ngăn kéo chờ Nhà nước đầu tư, chứ họ phải dùng thường ngày, trong mọi văn bản hành chính, thơ ca) nhưng tôi thấy chính họ cũng chả thuộc sử Việt lắm. Nếu thuộc sao họ không dẫn sử Việt.
Các ông lập luận là bỏ tiếng Hán khiến thanh niên Việt học hành hời hợt nhất, nghe mà buồn cười. Bên cạnh những người học hành hời hợt thì biết bao người dốc tâm dốc sức vào học hành, và các ông Hán Nôm làm ơn tiến hành một cuộc điều tra xã hội học để mà biết trong những người học hành, thành đạt thật sự có bao nhiêu người biết tiếng Hán nhé. Nếu các ông không biết cách điều tra xã hội học, hay các ông không làm mà cứ phát biểu khơi khơi thì chỉ là do các ông làm việc hời hợt, áng chừng, và đó là lỗi các ông, đừng kết tội thanh niên nói chung.
Xét cho cùng, các nước phát triển Nhật với Hàn họ dùng tiếng Hán, họ phát triển, nhưng bản thân nước Trung quốc dùng tiếng Hán từ trong bụng mẹ họ cũng có phát triển bằng Hàn với Nhật đâu.
Các ông đúng là những nhà nguỵ biện xoàng xĩnh!!!!

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Đối thoại Shangri-La 2016 và trò đâm sau lưng của Trung Quốc

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La (SLD) là một diễn đàn an ninh liên chính phủ tổ chức hàng năm bởi một tổ chức cố vấn độc lập - Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS). Hội nghị có sự tham dự của các Bộ trưởng Quốc phòng, các Bộ trưởng thường trực và các Tướng lĩnh quân đội của 28 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Diễn đàn được đặt theo tên của khách sạn Shangri-La ở Singapore, nơi nó đã được tổ chức từ năm 2002.

Đối thoại Shangri-La cũng là nơi tập hợp các lãnh đạo quân sự từ một số quốc gia hùng mạnh nhất thế giới để thảo luận về các vấn đề quốc phòng, an ninh cấp bách, quan trọng.
Nhiều cuộc gặp song phương cũng được tổ chức bên lề cuộc đối thoại.
Nhiều chuyên gia khoa học, các nhà báo, các đại biểu doanh nghiệp, các nghị sĩ từ khắp nơi trên thế giới cũng tham dự hội nghị. Do vậy, nó có ảnh hưởng đối với việc phát triển các chính sách quốc phòng và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Năm 2016 các nước sau đã cử đoàn tham dự SLD :Việt Nam, Australia, Bahrain, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Liên minh châu Âu, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mexico, Mông Cổ, Myanmar, New Zealand, Na Uy, Pakistan , Papua New Guinea, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Ả Rập Saudi, Singapore, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Timor-Leste, Tonga, United Arab Emirates, Anh, Mỹ.
Chương trình nghị sự Đối thoại Shangri-La 2016 có gì?
Các chủ đề chính: chương trình hạt nhân của Triều Tiên, các tranh chấp ở Biển Đông, các vấn đề di cư, an ninh mạng, chống khủng bố và cạnh tranh quân sự.
Chương trình ngày 3/6:
Các Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức sẽ có một loạt các cuộc gặp song phương.
Thủ tướng Thái Lan phát biểu khai mạc vào tối ngày 3/6.
Chương trình ngày 4/6:
Buổi sáng bàn về: “Những thách thức an ninh phức tạp của châu Á”, “quản lý cạnh tranh quân sự ở châu Á” và “Cách thức lập chính sách quốc phòng trong thời kỳ bất ổn”.
Buổi chiều bàn về: “Các mối đe dọa từ Triều Tiên”, “Phát triển khả quân sự: công nghệ mới, ngân sách hạn chế và những lựa chọn khó khăn”, “Những thách thức an ninh của tình trạng di cư bất hợp pháp”.
Ngoài ra còn các chủ đề khác như: “Tăng cường hợp tác chống khủng bố ở châu Á”, “Quản lý căng thẳng Biển Đông” và “Xác định lợi ích an ninh mạng chung”.
Chương trình ngày 5/6:
Bàn về “Những thách thức trong việc giải quyết xung đột” và “Theo đuổi các mục tiêu an ninh mạng chung”.

Trung Quốc diễn trò gì trong SLD 2016?

Ngay trước thềm Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 (SLD 15), diễn ra từ ngày 3 đến 5-6 tại Singapore, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận, Hải quân nước này sẽ tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2016 do Mỹ tổ chức, dự kiến bắt đầu từ ngày 30-6 đến 4-8 ở Hawaii. Cùng với đó, Bắc Kinh đã lớn tiếng cáo buộc các định nghĩa mà Philippines sử dụng trong vụ kiện Biển Đông.
Chiều 3-6, ngay sau cuộc tiếp xúc song phương với đoàn quốc phòng Việt Nam, đoàn Trung Quốc đã phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông cho các đại biểu quốc tế tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Nguồn tin của Tuổi Trẻ từ Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết trong cuộc họp song phương, phía Trung Quốc yêu cầu Việt Nam đừng nêu vấn đề biển Đông tại diễn đàn.
Tuy nhiên ngay sau khi kết thúc họp song phương, đoàn Trung Quốc lập tức phát tờ rơi cho các đại biểu nhằm tuyên truyền những luận điệu sai trái của nước này về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Tờ rơi gồm hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Hoa, có nội dung hoàn toàn khác nhau. Trong khi tờ rơi tiếng Anh cung cấp thông tin về quá trình phát triển quân đội của Trung Quốc thì bản tiếng Hoa cung cấp thông tin hoàn toàn xuyên tạc sự thật cho rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.
Nội dung tờ rơi viết: Các đảo của Trung Quốc bao gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, và quần đảo Nam Sa (là Trường Sa của Việt Nam). Bốn quần đảo này đều hợp thành lãnh thổ của Trung Quốc.
Về quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc trắng trợn viết: “Một số nước xung quanh biển Đông đã đưa quân xâm chiếm các đảo, dẫn đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa hiện nay và Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, đặt tên, và khai thác quần đảo Trường Sa”.
Trong tờ rơi, Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng yêu cầu lãnh thổ của các nước khác đối với quần đảo Trường Sa không phù hợp với luật pháp quốc tế:
“Theo luật pháp quốc tế, tranh chấp chủ quyền có những đặc tính mang tính loại trừ. Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa từ xa xưa đã được thiết lập, bất kỳ nước nào khác cũng không thể yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nếu không sẽ đi ngược lại nghĩa vụ của mình đối với việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác”.
Ngoài ra, theo nội dung tờ rơi, Trung Quốc cho rằng vấn đề Biển Đông vô cùng phức tạp và nhạy cảm, con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề này là đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan.
Bắc Kinh còn cho rằng ASEAN là một tổ chức khu vực, không thể tham gia phán quyết với tư cách là một đương sự trong tranh cãi này.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc hôm 3.6 được cho là đã gặp riêng những quan chức an ninh từ 8 quốc gia trước Đối thoại Shangri-La.

Phản ứng của Trưởng đoàn Việt Nam

Khi được hỏi về tập tài liệu mà Trung Quốc phát tán bên lề đối thoại Shangri-La ngày 3-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết ông chưa kịp nghiên cứu tập tài liệu này và chưa rõ nội dung cụ thể ra sao.
Tuy nhiên ông Vịnh cho rằng: “Tôi không biết ai là người phát tán tập tài liệu này. Nhưng nếu là tôi, tôi sẽ không phát tán tài liệu đó vì đây là một diễn đàn mở, minh bạch, thế giới đều lắng nghe. Có việc gì thì lên diễn đàn nói, đừng nên phát tờ rơi như thế này”.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Bài phát biểu của đ/c Lê Duẩn năm 1979: VỀ BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH

Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội
Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP
Ngọc Thu, dịch từ: Wilson Center
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).
Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp. Vấn đề không đơn giản chút nào. Nếu không phải là người Việt Nam, thì sẽ không có người nào đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, cả thế giới còn lại đều sợ Mỹ …
Mặc dù Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên chỉ với mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ. Sau khi cuộc chiến kết thúc [ở Triều Tiên] và khi áp lực lên Việt Nam, ông ta (chỗ này hình như nói đến Chu Ân Lai khi đoạn văn sau đó cho thấy vậy) nói rằng, nếu Việt Nam tiếp tục chiến đấu, thì sẽ phải tự lo liệu. Ông ta sẽ không giúp thêm nữa và gây áp lực với chúng ta để ngừng chiến đấu.
Khi chúng ta ký Hiệp Định Geneva, rõ ràng là Chu Ân Lai đã chia đất nước ta làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Nam – Bắc như thế, một lần nữa ông ta gây sức ép lên chúng ta, không được làm gì đối với miền Nam Việt Nam. Họ ngăn cấm chúng ta đứng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn]. [Nhưng] họ, [người Trung Quốc,] không thể làm gì để ngăn cản chúng ta.
Khi chúng ta ở miền Nam và chuẩn bị chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Geneva, Mao Trạch Đông đã nói với Đại hội Đảng của chúng ta rằng, ngay lập tức, chúng ta phải buộc Lào chuyển hai tỉnh đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu không, người Mỹ sẽ tiêu diệt hai tỉnh này, một tình huống rất nguy hiểm [theo cái nhìn của Trung Quốc]! Ngay lập tức, Việt Nam đã phải làm việc với người Mỹ [liên quan đến vấn đề này]. Mao đã bức hiếp chúng ta bằng cách này và chúng ta đã phải làm điều đó.
Sau đó, khi hai tỉnh này đã được chuyển cho Viêng Chăn, những tên phản động [Lào] ngay lập tức bắt giữ Souphanouvong (Chủ tịch Lào từ năm 1975-1986). Lào có hai tiểu đoàn bị bao vây lúc đó. Hơn nữa, họ vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó, một tiểu đoàn đã có thể thoát khỏi sự [bao vây]. Lúc đó, tôi đưa ra quan điểm của tôi là, Lào phải được phép tiến hành chiến tranh du kích. Tôi mời Trung Quốc đến và thảo luận về vấn đề này với chúng ta. Tôi nói với họ: “Các đồng chí, nếu các đồng chí tiếp tục gây áp lực với Lào bằng cách này, thì lực lượng của họ sẽ hoàn toàn tan rã. Bây giờ họ phải được phép tiến hành chiến tranh du kích“.
Trương Văn Thiên (Zhang Wentian), người trước đó là Tổng Thư ký [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và sử dụng bút danh Lạc Phú, trả lời tôi: “Vâng, các đồng chí, điều các đồng chí nói đúng. Hãy để chúng tôi cho phép tiểu đoàn đó của Lào đảm nhiệm chiến tranh du kích“.
Ngay lập tức, tôi hỏi Trương Văn Thiên: “Các đồng chí, nếu các đồng chí cho phép Lào gánh vác chiến tranh du kích, thì không có gì phải sợ việc phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì làm cho các đồng chí sợ đến nỗi các đồng chí ngăn cản hành động như thế?”
Ông ta [Trương Văn Thiên] đã nói: “Không có gì phải sợ!”
Trương Văn Thiên đã nói thế. Tuy nhiên, Ho Wei, Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam lúc đó, đã ngồi ở đó và nghe điều đã nói. Ngay lập tức, ông ta điện cho Trung Quốc (báo cáo điều Lê Duẩn và Trương Văn Thiên đã nói). Ngay lập tức, Mao trả lời: “Việt Nam không thể phát động chiến tranh du kích ở miền Nam. Việt Nam phải nằm chờ trong một thời gian dài!” Chúng ta rất nghèo. Làm sao chúng ta có thể đánh Mỹ nếu không có Trung Quốc làm căn cứ hậu tập? Nên chúng ta phải nghe theo họ, đúng không?
Tuy nhiên, chúng ta đã không đồng ý. Chúng ta đã bí mật tiếp tục phát triển lực lượng. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam, chúng ta đã ban hành lệnh thành lập lực lượng quần chúng để chống lại lệnh đã được lập và nắm quyền [từ chính phủ Diệm]. Chúng ta đã không chú ý [đến Trung Quốc].
Khi cuộc nổi dậy giành chính quyền bắt đầu, chúng tôi đi Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã nói với tôi: “Đồng chí, bây giờ sai lầm của đồng chí đã xảy ra rồi, đồng chí chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống“. Đó là áp lực mà họ đã áp đặt lên chúng ta.
Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng, vâng! tôi sẽ làm điều đó. Tôi sẽ chỉ chiến đấu ở mức một trung đội trở xuống“.
Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội [Trung Quốc] đến giúp chúng ta xây dựng đường xá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác.
Chúng tôi biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ (sự xâm nhập của quân đội Trung Quốc). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.
Sau đó, ông ta (Mao Trạch Đông) bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ (thuật ngữ tiếng Việt chỉ miền Nam Việt Nam). Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu.
Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào.
– Sau khi Mỹ đưa hàng trăm ngàn quân vào miền Nam Việt Nam, chúng ta đã phát động cuộc tổng tấn công vào năm 1968 để buộc họ giảm leo thang. Để đánh bại Hoa Kỳ, một điều cần phải biết là làm thế nào để họ từ từ giảm leo thang. Đó là chiến lược của chúng ta. Chúng ta chiến đấu chống một kẻ thù lớn, kẻ thù với dân số 200 triệu người và thống trị thế giới. Nếu chúng ta không thể làm cho họ giảm leo thang từng bước, thì chúng ta sẽ thất bại và không thể tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta phải đấu tranh để làm nhụt ý chí họ để buộc họ phải đi đến bàn đàm phán với chúng ta mà không cho phép họ đưa thêm quân.
Đến lúc họ muốn thương lượng với chúng ta, Ho Wei đã viết một bức thư cho chúng tôi, nói rằng: “Các ông không thể ngồi xuống đàm phán với Hoa Kỳ. Các ông phải đưa quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam để đánh với họ“. Ông ta gây áp lực với chúng tôi cách này, làm cho chúng tôi bối rối vô cùng. Đây không phải là vấn đề hoàn toàn đơn giản. Rất là mệt mỏi mỗi khi tình huống như thế phát sinh [với Trung Quốc].
Chúng tôi quyết định không thực hiện cách đó (nói đến lời khuyên của Hồ Wei không đàm phán với Hoa Kỳ). Chúng tôi phải ngồi xuống ở Paris. Chúng tôi phải làm cho họ (Mỹ) giảm leo thang để đánh bại họ. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã thông báo [với Mỹ]: “Nếu các ông không tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công các ông. Nhưng rất nhiều quân lính mà các ông muốn đưa vào Việt Nam, tùy các ông“. Trung Quốc nhất trí điều này và đã gây áp lực với chúng tôi bằng cách đó.
Họ (Trung Quốc) đã trao đổi nhiều với Mỹ và ép buộc chúng ta phục vụ như là một con bài để mặc cả theo cách này. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua trận, ngay lập tức, họ sử dụng Trung Quốc để [tạo điều kiện] rút quân [ở miền Nam Việt Nam]. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận vấn đề này.
– Trước khi Nixon đi Trung Quốc, [mục đích chuyến đi của ông ta là] giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách đó, để phục vụ lợi ích của Mỹ và giảm bớt thất bại của Mỹ, cũng như cùng lúc cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc về phía Mỹ. Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Chu Ân Lai nói với tôi: “Lúc này, Nixon đến gặp tôi chủ yếu là thảo luận về vấn đề Việt Nam, do vậy tôi phải đến gặp đồng chí để thảo luận điều đó với đồng chí“.
Tôi trả lời: “Đồng chí, đồng chí có thể nói bất cứ điều gì đồng chí thích, nhưng tôi không nghe theo đồng chí. Đồng chí là người Trung Quốc, tôi là người Việt. Việt Nam là của tôi (đất nước của tôi), hoàn toàn không phải của các đồng chí. Các đồng chí không có quyền nói [về vấn đề Việt Nam] và các đồng chí không có quyền thảo luận [các vấn đề đó với Mỹ]. Hôm nay, các đồng chí, chính tôi sẽ nói với các đồng chí điều mà thậm chí tôi chưa hề nói với Bộ Chính trị, rằng đồng chí đã nêu ra vấn đề nghiêm trọng và vì thế tôi phải nói:
– Năm 1954, khi chúng tôi giành chiến thắng tại Điện Biên Phủ, tôi đã ở [tỉnh] Hậu Nghĩa. Bác Hồ đã điện nói với tôi rằng, tôi phải vào miền Nam để tập hợp [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về vấn đề này]. Tôi đi bằng xe tải vào miền Nam. Trên đường đi, đồng bào ra chào đón tôi vì họ nghĩ rằng chúng tôi đã giành chiến thắng. Đau đớn vô cùng! Nhìn đồng bào miền Nam, tôi đã khóc. Vì sau đó, Hoa Kỳ sẽ đến và tàn sát [người dân] một cách khủng khiếp.
Khi vừa tới miền Nam, ngay lập tức, tôi đã điện cho Bác Hồ để xin ở lại [miền Nam] và không trở lại miền Bắc để tôi có thể đánh thêm mười năm nữa hoặc hơn. Đồng chí đã gây khó khăn cho tôi như thế này (muốn nói đến vai trò của Chu Ân Lai trong việc chia cắt Việt Nam tại Geneva năm 1954), đồng chí có biết không“?
Chu Ân Lai nói: “Tôi xin lỗi đồng chí. Tôi đã sai. Điều đó tôi sai” (muốn nói đến sự chia cắt Việt Nam tại Geneva). Sau khi Nixon rời khỏi Trung Quốc, một lần nữa, ông ta (Chu Ân Lai) đến Việt Nam để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngay lập tức, tôi nói với Chu Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí rồi. Chẳng bao lâu nữa, họ (Hoa Kỳ) sẽ tấn công chúng tôi thậm chí còn mạnh hơn“.
Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai (Mỹ và Trung Quốc) đã thương lượng với nhau để đánh tôi mạnh hơn. Ông ta (Chu Ân Lai) đã không bác bỏ quan điểm này là vô căn cứ và chỉ nói rằng: “Tôi sẽ gửi thêm súng đạn cho các đồng chí“.
Sau đó ông ta (Chu Ân Lai) nói (về mối lo ngại âm mưu bí mật Trung – Mỹ): “Không có điều đó“. Tuy nhiên, hai bên đã thảo luận làm thế nào để đánh chúng ta mạnh hơn, gồm các cuộc tấn công bằng bom B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Rõ ràng là như thế.
– Nếu Liên Xô và Trung Quốc đã không mâu thuẫn với nhau, thì Hoa Kỳ không thể tấn công chúng ta quyết liệt như họ đã tấn công. Khi hai [cường quốc Trung Quốc và Liên Xô] xung đột, người Mỹ đã không bị [phe đối lập là khối xã hội chủ nghĩa] cản trở. Mặc dù Việt Nam có thể thống nhất và đoàn kết với cả Trung Quốc lẫn Liên Xô, để đạt được điều này rất phức tạp, lúc đó chúng ta phải dựa vào Trung Quốc nhiều thứ. Lúc đó, hàng năm Trung Quốc cung cấp viện trợ 500.000 tấn thực phẩm, cũng như súng ống, đạn dược, tiền bạc, chưa kể đến viện trợ đô la. Liên Xô cũng đã giúp bằng cách này. Nếu chúng ta không thể làm điều đó (đoàn kết và thống nhất với Trung Quốc và Liên Xô), mọi thứ sẽ rất nguy hiểm.
Mỗi năm tôi đã phải đi Trung Quốc hai lần để nói chuyện với họ (lãnh đạo Trung Quốc) về [các sự kiện] ở miền Nam Việt Nam. Về phía Liên Xô, tôi không phải nói gì cả (về tình hình ở miền Nam Việt Nam). Tôi chỉ nói một cách chung chung. Khi giao thiệp với Trung Quốc, tôi đã phải nói rằng cả hai [nước] đang đánh Mỹ. Tôi đã đi một mình. Tôi phải có mặt về vấn đề này. Tôi đã đến đó và nói chuyện với họ nhiều lần bằng cách này, mục đích chính là để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên (nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam). Chính xác là vào thời điểm đó Trung Quốc gây áp lực với chúng ta để xa lánh Liên Xô, cấm chúng ta không được đi với Liên Xô.
Họ đã làm rất căng. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh đã đến và nói với tôi: “Đồng chí, tôi sẽ giúp đồng chí vài tỷ [có lẽ là nhân dân tệ] mỗi năm. Đồng chí không thể nhận bất cứ thứ gì từ Liên Xô“.
Tôi không đồng ý điều này. Tôi nói: “Không, chúng ta phải đoàn kết và thống nhất với toàn bộ phe [xã hội chủ nghĩa]“.
Năm 1963, khi Khrushchev phạm sai lầm, ngay lập tức [Trung Quốc] ban hành một tuyên bố 25 điểm và mời đảng chúng ta đến cho ý kiến . Anh Trường Chinh và tôi đã đi cùng với một số anh em khác. Trong cuộc thảo luận, họ (Trung Quốc) lắng nghe chúng tôi đến, hình như là điểm thứ 10, nhưng khi đến điểm “không từ bỏ phe xã hội chủ nghĩa”, họ đã không nghe… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về tài liệu của chính tôi, tôi muốn nghe ý kiến ​​của các đồng chí, nhưng tôi không chấp nhận quan điểm này của các đồng chí“.
Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”
Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!
Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.
Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông. 
Mao hỏi: Có bao nhiêu người? 
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu! 
Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan! 
Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?“
Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.
Trong quá khứ (nói đến vấn đề có thể xuất phát từ mối đe dọa của Trung Quốc trong thời gian này), chúng ta đã chuẩn bị rất nhiều, không phải là chúng ta không chuẩn bị. Nếu chúng ta không chuẩn bị, tình hình gần đây sẽ rất nguy hiểm. Không phải là vấn đề đơn giản.
Mười năm trước, tôi đã triệu tập các anh em trong quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ mâu thuẫn với nhau. Đối với Trung Quốc, họ đã bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong tình hình căng thẳng này, các đồng chí phải nghiên cứu vấn đề này ngay lập tức. Tôi sợ rằng quân đội không hiểu ý tôi, nên tôi nói với họ rằng, không có cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ vẫn thấy khó hiểu. Hoàn toàn không dễ. Nhưng tôi không thể nói bằng cách nào khác. Và tôi đã không cho phép những kẻ khác túm lấy tôi.
Khi tôi đến Liên Xô, Liên Xô cũng làm khó tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một cuộc họp gồm 80 đảng [cộng sản] để hỗ trợ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị này, vì [buổi hợp này] không chỉ đơn giản chỉ nhằm giúp Việt Nam, mà còn có mục đích lên án Trung Quốc. Nên Việt Nam đã không đi.
Liên Xô nói: “Bây giờ các đồng chí bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế [hay] là cái gì? Tại sao các đồng chí làm điều này?” Tôi nói: “Tôi hoàn toàn không bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế. Tôi không bao giờ làm điều này. Tuy nhiên, để là người quốc tế, trước tiên phải đánh bại Mỹ. Và nếu một nước muốn đánh bại Mỹ, thì phải có sự thống nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đến hội nghị này, thì Trung Quốc sẽ gây nhiều khó khăn lớn với chúng tôi. Các đồng chí, hãy hiểu cho tôi“.
Tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến và tranh luận ​​khác nhau. Chu Ân Lai đồng ý việc hình thành một mặt trận với Liên Xô để chống Mỹ. Một lần, khi tôi đi Liên Xô để dự lễ kỷ niệm quốc gia, tôi có đọc một bức điện Trung Quốc gửi sang Liên Xô, nói rằng: “Bất cứ khi nào có ai đó tấn công Liên Xô, thì Trung Quốc sẽ đứng bên cạnh các bạn“. Đó là vì đã có một hiệp ước hữu nghị giữa Liên Xô và Trung Quốc từ thời trước đó (tháng 2 năm 1950).
Ngồi cạnh Chu Ân Lai, tôi hỏi ông ta: “Trong bức điện gửi đến Liên Xô gần đây, đồng chí đồng ý thành lập một mặt trận với Liên Xô, nhưng tại sao các đồng chí không thành lập một mặt trận chống Mỹ?” Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi có thể thành lập mặt trận chống Mỹ. Tôi chia sẻ quan điểm đó. Các đồng chí, tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [Việt Nam]“. Bành Chân cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Quan điểm này cực kỳ chính xác!” Nhưng khi vấn đề được thảo luận tại Thượng Hải, Mao nói là không thể và hủy bỏ nó. Các đồng chí thấy nó phức tạp như thế nào.
Mặc dù Chu Ân Lai giữ vững một số quan điểm này, ông ta dù sao cũng đồng ý xây dựng một mặt trận và [ông ta] đã giúp Việt Nam rất nhiều. Cám ơn ông ta rằng tôi có thể hiểu [nhiều về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm. Có lần, ông ta nói với tôi: “Tôi đang làm hết sức mình để tồn tại ở đây, sử dụng Li Chiang tích lũy và hỗ trợ cho các đồng chí“. Thì ra vậy (tức là Chu Ân Lai đã sử dụng Li Chiang, để giúp người Việt Nam). Có nghĩa là, không có Chu Ân Lai, điều này sẽ hoàn toàn không thể xảy ra. Tôi đang mắc nợ ông ta.
Tuy nhiên, không đúng để nói rằng các lãnh đạo khác của Trung Quốc hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Chu Ân Lai. Họ khác nhau nhiều thứ. Phải nói rằng, người kiên quyết nhất là người có tinh thần Đại Hán và là người muốn chiếm Đông Nam Á, đó chính là Mao Trạch Đông. Tất cả các chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay ông ta.
Điều tương tự cũng áp dụng đối với các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao, [sự thật của vấn đề là] họ đã tấn công chúng ta. Trong quá khứ, Đặng Tiểu Bình đã làm hai điều mà hiện đang bị đảo lộn. Đó là, khi chúng ta giành chiến thắng ở miền Nam Việt Nam, nhiều [lãnh đạo] Trung Quốc không hài lòng. Tuy nhiên, dù sao Đặng Tiểu Bình cũng chúc mừng chúng ta. Vì lý do này, ngay lập tức ông ta đã bị những người khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.
Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối, tôi dẫn đầu phái đoàn, và tôi đã gặp phái đoàn Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình đứng đầu. Khi nói về vấn đề lãnh thổ, gồm cả việc thảo luận về một số hòn đảo, tôi nói: “Hai đất nước chúng ta ở gần nhau, Có một số vùng lãnh thổ của chúng ta vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hai bên nên thành lập các cơ quan để xem xét vấn đề này. Các đồng chí, làm ơn đồng ý với tôi [về vấn đề này]”. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) đồng ý, nhưng sau khi làm như vậy, ngay lập tức ông ta bị nhóm lãnh đạo khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại. 
Nhưng bây giờ ông ta (Đặng Tiểu Bình) điên rồi. Bởi vì ông ta muốn cho mọi người thấy rằng ông ta không phải là người theo chủ nghĩa xét lại, cho nên ông ta đã tấn công Việt Nam mạnh hơn. Ông ta để cho họ tiếp tục tấn công Việt Nam.
Sau khi đánh bại Mỹ, chúng ta giữ lại hơn một triệu quân, các đồng chí lãnh đạo Liên Xô hỏi chúng tôi: “Các đồng chí định đánh với ai mà giữ lại một đội quân thường trực lớn như vậy?” Tôi nói: “Sau này, các đồng chí sẽ hiểu“. Lý do duy nhất chúng ta giữ quân đội thường trực như thế là vì mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nếu không có [một mối đe dọa như thế], thì điều này (quân đội thường trực lớn) sẽ không cần. Gần đây, bị tấn công trên hai mặt trận, [chúng ta có thể thấy rằng] rất nguy hiểm nếu chúng ta đã không được duy trì một đội quân lớn.
(B) (Ý nghĩa của chữ “B” này trong văn bản gốc không rõ ràng) – Sau Đệ nhị Thế chiến, tất cả mọi người tin rằng tên sen đầm quốc tế là đế quốc Mỹ. Họ có thể tiếp quản và bắt nạt cả thế giới. Tất cả các nước, gồm các nước lớn đều sợ Mỹ. Chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ.
Tôi hiểu vấn đề này vì công việc đã dạy tôi. Người đầu tiên sợ [Mỹ] là Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, đó là, Việt Nam và Lào, rằng: “Ngay lập tức, các ông phải chuyển giao hai tỉnh của Lào đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu các ông không làm như vậy, thì Mỹ sẽ sử dụng điều đó làm lý do tấn công. Đó là mối nguy lớn”. Về phía Việt Nam, chúng tôi đã nói: “Chúng ta phải chiến đấu chống Mỹ để giải phóng miền Nam Việt Nam“. Ông ta (Mao) nói: “Các ông không thể làm điều đó. Miền Nam Việt Nam phải nằm đợi trong một thời gian dài, đợi một đời, 5-10 đời hoặc thậm chí 20 đời kể từ bây giờ. Các ông không thể đánh Mỹ. Đánh Mỹ là nguy hiểm“. Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến mức độ đó…
Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã tiếp tục chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam Việt Nam sẽ không được giải phóng. Một đất nước chưa được giải phóng sẽ vẫn là một đất nước lệ thuộc. Không ai có được độc lập nếu chỉ có một nửa đất nước được tự do. Không có được độc lập cho đến năm 1975, đất nước chúng ta cuối cùng có được độc lập hoàn toàn. Có độc lập, tự do sẽ đến. Tự do phải là tự do cho cả nước Việt Nam …
Engels đã nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó, Liên Xô, Trung Quốc và chính chúng ta cũng đã nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước rất khác về nội dung [chiến tranh nhân dân]. Không đúng là chỉ vì các bạn có hàng triệu người, thì các bạn có thể làm bất cứ điều gì các bạn muốn. Trung Quốc cũng nói đến chiến tranh nhân dân, tuy nhiên, [họ cho rằng] “khi kẻ thù tiến lên, thì chúng ta phải rút lui“. Nói cách khác, phòng thủ là chính, và chiến tranh được chia thành ba giai đoạn, vùng nông thôn được sử dụng để bao vây thành thị, trong khi [các lực lượng chính] chỉ ở lại trong rừng núi… Người Trung Quốc ở thế phòng thủ và rất yếu [trong Đệ nhị Thế chiến]. Ngay cả với 400 triệu người đọ sức với quân đội Nhật Bản có 300.000 – 400.000 quân, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại họ.
Tôi phải lặp lại điều này như thế, vì trước khi Trung Quốc gửi cố vấn cho chúng ta, một số anh em Việt Nam chúng ta không hiểu. Họ nghĩ rằng [Trung Quốc] rất có khả năng. Nhưng họ không có kỹ năng và do đó chúng ta đã không làm theo [những lời khuyên của Trung Quốc].
Năm 1952, tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc vì tôi bị bệnh và cần điều trị. Đây là lần đầu tiên tôi đi nước ngoài. Tôi đặt câu hỏi cho họ (Trung Quốc) và thấy nhiều điều rất lạ. Có những khu vực [đã bị] quân Nhật chiếm đóng, mỗi khu có dân số khoảng 50 triệu người, nhưng không có lấy một chiến binh du kích…
Khi tôi từ Trung Quốc trở về, tôi đã gặp Bác [Hồ]. Bác hỏi tôi:
– Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài, phải không?
Vâng, đây là lần đầu tiên tôi đi ra nước ngoài.
– Chú đã thấy gì?
Tôi thấy hai điều: Việt Nam rất dũng cảm và họ (Trung Quốc) không dũng cảm chút nào.
Tôi hiểu điều này kể từ ngày đó. Chúng ta (Việt Nam) hoàn toàn khác với họ. Lòng can đảm vốn có trong con người Việt Nam và do đó chúng ta chưa bao giờ có một chiến lược phòng thủ (ý nói ở thế thủ). Mọi người dân chiến đấu. 
Gần đây, họ (Trung Quốc) đã mang hàng trăm ngàn quân vào xâm chiếm nước ta. Hầu hết, chúng ta đã sử dụng lực lượng dân quân và quân đội trong vùng để tấn công họ. Chúng ta không ở thế thủ và do đó họ phải lùi bước. Họ không thể quét sạch dù một trung đội Việt Nam, trong khi chúng ta đã xóa sổ vài trung đoàn và hàng chục tiểu đoàn của họ. Có được như vậy là vì chiến lược tấn công của chúng ta.
Đế quốc Mỹ đã đánh với chúng ta trong một cuộc chiến kéo dài. Họ rất mạnh, nhưng họ đã thua. Nhưng có một yếu tố đặc biệt, đó là những mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì điều này,] họ đã tấn công chúng ta mạnh như thế này.
… Việt Nam đã chiến đấu chống Mỹ, và đã chiến đấu rất quyết liệt, nhưng chúng ta biết rằng Hoa Kỳ là một nước rất lớn, khả năng tích lũy hơn 10 triệu quân và đưa tất cả các loại vũ khí được xem là mạnh của họ vào để đánh chúng ta. Vì vậy, chúng ta đã phải chiến đấu trong một thời gian dài để làm cho cho họ giảm leo thang. Chúng ta là những người có thể làm được điều đó, Trung Quốc thì không thể. Khi quân đội Mỹ tấn công Quong Tre (Quảng Trị?), ngay lập tức Bộ Chính trị ra lệnh đưa quân đội vào chiến đấu. Chúng ta không sợ.
Sau đó tôi đi Trung Quốc gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: “Điều đó (cuộc tấn công vào Quảng Trị) có lẽ là chưa từng có, có một không hai. Chỉ có một [cơ hội] trên đời này, không có cơ hội thứ hai. Không ai dám làm những điều các đồng chí đã làm“.
… Chu Ân Lai là người đứng đầu Bộ Tham mưu. Ông ta dám nói, ông ta thẳng thắn hơn. Ông ta nói với tôi: “Nếu tôi biết trước cái cách mà các đồng chí sử dụng, chúng tôi không cần Vạn lý Trường chinh“.
Vạn lý Trường chinh là gì? Vào đầu cuộc hành quân có 300.000 quân, đến cuối Vạn lý Trường chinh chỉ còn 30.000 quân. 270.000 người đã chết. Thực sự ngu ngốc khi thực hiện cách này. Nói như vậy để các đồng chí biết chúng ta đang đi trước họ như thế nào. Trong tương lai không xa, nếu chúng ta chiến đấu chống lại Trung Quốc, chúng ta chắc chắn sẽ giành chiến thắng … Tuy nhiên, sự thật là nếu một nước khác [không phải Việt Nam] chiến đấu chống lại Trung Quốc, không rõ họ có giành được chiến thắng như thế này không (như Việt Nam).
… Nếu Trung Quốc và Liên Xô thống nhất với nhau, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta hay không. Nếu hai nước thống nhất và liên kết với nhau để giúp chúng ta, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta cái cách mà họ đã đánh. Họ sẽ do dự ngay từ đầu. Họ sẽ do dự như thời Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, tất cả đã giúp Lào và ngay lập tức Mỹ ký một hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân Mỹ sang Lào, họ để cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham gia chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.
Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và Trung Quốc] xung đột với nhau, Mỹ được [Trung Quốc] thông báo là họ có thể tiến tới và tấn công Việt Nam mà không sợ. Đừng sợ [sự trả đũa của Trung Quốc]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông đã nói với Mỹ: “Nếu các ông không tấn công tôi, thì tôi sẽ không tấn công các ông. Các ông có thể đưa nhiều quân vào miền Nam Việt Nam mà các ông muốn. Tùy các ông“.
… Hiện tại, chúng ta có biên giới với một nước rất mạnh, một nước với ý đồ bành trướng mà nếu muốn được thực hiện, phải bắt đầu với một cuộc xâm lược Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải chung vai gánh vác, vai trò lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm lịch sử. Trước đây, Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ của mình, và lần này Việt Nam xác định không cho phép họ bành trướng. Việt Nam giữ độc lập riêng mình và làm như vậy cũng là để bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam kiên quyết không để Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng. Trận đánh gần đây [với Trung Quốc] chỉ là vòng một. Hiện họ vẫn còn chuẩn bị nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bất kể họ chuẩn bị đến mức độ nào, Việt Nam cũng sẽ thắng …
Tiến hành chiến tranh không phải là đi bộ thong thả trong rừng. Gửi một triệu quân vào cuộc chiến chống lại một nước ở bên ngoài liên quan đến vô số khó khăn. Gần đây họ đưa 500.000 – 600.000 binh lính để đánh chúng ta, nhưng họ đã không có thiết bị vận tải đầy đủ để cung cấp lương thực cho quân đội của họ. Trung Quốc hiện đang chuẩn bị 3,5 triệu quân, nhưng họ phải để lại một nửa số quân đó ở biên giới [Trung-Xô] để ngăn chặn Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ đưa 1 hoặc 2 triệu quân vào để đánh chúng ta, chúng ta sẽ không sợ bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có 600.000 quân tham gia, và trong tương lai gần, nếu chúng ta phải đánh với 2 triệu quân, sẽ không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ.
Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta biết cách đánh. Nếu họ đưa 1 triệu quân, họ sẽ chỉ giành được một chỗ đứng ở miền Bắc. Đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng và Hà Nội và thậm chí xuống dưới sẽ khó khăn hơn nữa.
Các đồng chí, như các đồng chí biết, bọn Hitler tấn công quyết liệt theo cách này, nhưng khi họ (Đức Quốc xã) đến Leningrad, họ không thể vào được. Với thành phố, người dân và các công trình phòng thủ, không thể nào thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả chống lại mỗi người và mọi người. Thậm chí đánh trong hai, ba hoặc bốn năm, họ vẫn không thể vào. Mỗi làng ở đó (ở miền Bắc) thì giống như thế. Đường lối của chúng ta là: mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và họ sẽ không thể nào vào được cả.
Tuy nhiên, không bao giờ đủ khi chỉ đánh kẻ thù ở tiền tuyến. Phải có một đội quân hậu tập trực tiếp mạnh mẽ. Sau trận đánh gần đây kết thúc, chúng tôi đánh giá rằng, trong tương lai không xa, chúng ta phải đưa thêm vài triệu người đến mặt trận phía Bắc. Nhưng kẻ thù đến từ phía bắc, hậu phương trực tiếp cho cả nước phải là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh … Hậu phương trực tiếp bảo vệ thủ đô phải là Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng ta có đủ người. Chúng ta có thể đánh chúng bằng nhiều cách … Chúng ta có thể sử dụng 2-3 quân đoàn để giánh một cú mạnh vào chúng, sẽ làm cho chúng lảo đảo, trong khi chúng ta tiếp tục giữ đất của chúng ta. Để đạt được mục đích này, mỗi người lính phải là một người lính thực và mỗi đội phải là một đội hình thực sự.
– Bây giờ đã đánh xong một trận rồi, chúng ta không nên chủ quan. Chủ quan và đánh giá thấp kẻ thù là sai lầm, nhưng thiếu tự tin cũng sai. Chúng ta không chủ quan, chúng ta không đánh giá thấp kẻ thù. Nhưng chúng ta cũng tự tin và vững tin vào chiến thắng của chúng ta. Chúng ta cần phải có cả hai điều này.
– Bây giờ Trung Quốc có âm mưu đánh [chúng ta] để mở rộng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay họ không thể đánh và dọn dẹp một cách dễ dàng. Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam có vài ngày mà cả thế giới đã hét lên: “Không được đụng đến Việt Nam“! Thời đại hiện nay không giống như thời xưa. Trong những ngày này, không chỉ có chúng ta và họ (muốn nói Trung Quốc). Bây giờ cả thế giới đang gắn chặt với nhau. Loài người vẫn chưa hoàn toàn đi vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa, nhưng đây là lúc mọi người đều muốn độc lập và tự do. [Ngay cả] trên các đảo nhỏ, người dân cũng muốn độc lập, tự do.
Cả nhân loại hiện nay như thế. Điều đó là rất khác với thời xưa. Thời đó, người dân chưa nhận thức rõ những điều này. Do đó, câu của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một ý tưởng của thời đại hiện nay. Đụng đến Việt Nam là đụng đến nhân loại và xâm phạm độc lập, tự do … Việt Nam là một quốc gia tượng trưng cho độc lập và tự do.
– Khi phải chiến đấu chống Mỹ, anh em chúng ta trong Bộ Chính trị đã thảo luận với nhau về vấn đề này, cân nhắc liệu chúng ta có dám đánh Mỹ hay không. Tất cả đều đồng ý đánh. Bộ Chính trị đã bày tỏ quyết tâm: để chiến đấu chống Mỹ, chúng ta không sợ Mỹ. Tất cả đều đồng tâm. Khi tất cả đã đồng ý đánh Mỹ, không sợ Mỹ, chúng ta cũng không sợ Liên Xô. Tất cả đều đồng ý. Chúng ta cũng không sợ Trung Quốc. Tất cả đều đồng ý. Nếu chúng ta không sợ ba điều này, chúng ta có thể đánh Mỹ. Đó là cách chúng tôi đã thực hiện trong Bộ Chính trị hồi đó.
Mặc dù Bộ Chính trị đã gặp và tổ chức các buổi thảo luận như thế và mọi người đồng lòng, sau này có một người đã nói với một đồng chí điều mà tôi đã nói. Đồng chí đó đặt câu hỏi cho Bộ Chính trị, hỏi lý do gì mà Anh Ba một lần nữa lại nói rằng, nếu chúng ta muốn đánh Mỹ, thì chúng ta không nên sợ Trung Quốc? Tại sao anh ấy phải nói như vậy nữa?
Lúc đó, anh Nguyễn Chí Thanh, người đã bị nghi là có cảm tình với Trung Quốc, đứng lên và nói: “Kính thưa Bộ Chính trị và kính thưa Bác Hồ, lời phát biểu của Anh Ba là đúng. Phải nói như thế (ý nói không cần phải sợ Trung Quốc), vì họ (Trung Quốc) gây rắc rối cho chúng ta nhiều điều. Họ chặn chúng ta ở chỗ này, rồi họ trói tay chúng ta ở chỗ kia. Họ không cho chúng ta đánh…“
Trong khi chúng ta đánh ở miền Nam Việt Nam, Đặng Tiểu Bình quy định rằng tôi chỉ có thể đánh ở mức trung đội trở xuống và không được đánh ở mức cao hơn. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) nói: “Ở miền Nam, do các ông phạm sai lầm về việc đã khởi động đánh trước, các ông chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống, không được đánh ở mức cao hơn“. Họ gây áp lực lên chúng ta như thế.
– Chúng ta không sợ ai cả. Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta có lẽ phải. Chúng ta không sợ ngay cả anh trai của chúng ta. Chúng ta cũng không sợ bạn bè của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không sợ kẻ thù của chúng ta. Chúng ta đã đánh họ rồi. Chúng ta là con người, chúng ta không sợ bất cứ ai. Chúng ta độc lập. Cả thế giới biết chúng ta độc lập.
Chúng ta phải có một quân đội mạnh mẽ, bởi vì đất nước chúng ta đang bị đe dọa và bị bắt nạt … Không thể khác được. Nếu không, thì sẽ nguy hiểm vô cùng, nhưng đất nước chúng ta nghèo.
– Chúng ta có một quân đội mạnh, điều đó không có cách nào làm nhụt chí chúng ta. Có một số chính sách của Trung Quốc đối với chúng ta: xâm lược và chiếm đóng nước ta, tìm cách làm suy yếu chúng ta về kinh tế và làm cho điều kiện sống của chúng ta khó khăn. Vì những lý do này, để chống lại Trung Quốc, trước hết, chúng ta phải, không những chiến đấu, mà còn làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Để đạt được mục đích này, theo tôi, quân đội của chúng ta không nên là một lực lượng lãng phí nguồn lực của nhà nước, mà nên là một lực lượng sản xuất mạnh mẽ. Khi kẻ thù đến, họ (những người lính) cầm súng ngay lập tức. Khi không có kẻ thù, thì họ sẽ sản xuất đàng hoàng. Họ sẽ là biểu tượng tốt nhất và cao nhất trong sản xuất, sản xuất nhiều hơn bất cứ người nào khác. Dĩ nhiên, đó không phải là một câu chuyện mới …
– Hiện nay, trên vai quân đội của chúng ta đang gánh vác một nhiệm vụ lịch sử: bảo vệ độc lập và tự do của chúng ta, trong khi cùng lúc bảo vệ hòa bình và độc lập trên toàn thế giới. Nếu chính sách bành trướng của bè lũ phản động Trung Quốc không thể thực hiện được nữa, sẽ là lợi ích của cả thế giới. Việt Nam có thể làm điều này. Việt Nam có 50 triệu người rồi. Việt Nam có những người bạn Lào và Campuchia và có địa thế vững chắc. Việt Nam có phe [XHCN] và tất cả nhân loại đứng về phía ta. Rõ ràng là chúng ta có thể làm điều này.
… Các đồng chí có biết người nào trong đảng chúng ta, trong nhân dân của chúng ta, nghi chúng ta sẽ thua Trung Quốc? Dĩ nhiên là không có ai cả. Nhưng chúng ta phải duy trì các mối quan hệ bạn bè của chúng ta. Chúng ta không muốn hận thù dân tộc. Tôi lặp lại: tôi nói điều này bởi vì tôi chưa bao giờ cảm thấy căm thù Trung Quốc. Tôi không cảm thấy như thế. Đó là họ đánh chúng ta.
Hôm nay tôi cũng muốn các đồng chí biết rằng trong thế giới này, người đã bảo vệ Trung Quốc là chính tôi! Đó là sự thật. Tại sao vậy? Bởi vì trong hội nghị tháng 6 năm 1960 tại Bucharest, 60 đảng đứng lên chống lại Trung Quốc, nhưng chỉ có mình tôi là người bảo vệ Trung Quốc. Việt Nam chúng ta là thế. Tôi sẽ tiếp tục lặp lại điều này: Tuy họ cư xử tồi tệ, chúng ta biết rằng người của họ là bạn của chúng ta. Về phía chúng ta, chúng ta không cảm thấy xấu hổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, âm mưu của một số lãnh đạo (Trung Quốc) là một vấn đề khác. Chúng ta coi họ chỉ là một bè lũ. Chúng ta không nói tới đất nước họ. Chúng ta không nói người dân Trung Quốc xấu với chúng ta. Chúng ta nói bè lũ phản động Bắc Kinh. Tôi nói lại điều này một lần nữa một cách nghiêm túc như thế.
Vì vậy, chúng ta hãy kiểm soát tình hình chặt chẽ, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, và không bao giờ nới lỏng sự cảnh giác. Về mối quan hệ với Trung Quốc cũng vậy. Tôi tin rằng trong 50 năm, hoặc thậm chí trong 100 năm, chủ nghĩa xã hội có thể thành công, và lúc đó chúng ta sẽ không bị vấn đề này nữa. Nhưng sẽ mất một thời gian [dài] như thế. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng trên mọi phương diện.
Hiện nay, chắc chắn không ai còn nghi ngờ nữa. Nhưng cách đây năm năm, tôi dám chắc rằng [không có] đồng chí nào nghi ngờ Trung Quốc có thể đánh chúng ta. Nhưng có. Đó là vì các đồng chí [này] không có kiến ​​thức về vấn đề này. Nhưng đó không phải là trường hợp của chúng tôi (Lê Duẩn và ban lãnh đạo). Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã và đang tấn công chúng ta [cách đây] mười năm hoặc hơn. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên [về cuộc tấn công của Trung Quốc vào tháng 1 năm 1979].

(đăng lại từ : Nghiên cứu lịch sử)