Trang

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Bóc mẽ

Lời nói đầu.



Ngày xửa ngày xưa, ờ, đấy là cách nói cho ra vẻ chuyện cổ tích, để cho các chuyện của tôi không bị bạn đọc vận vào mình rồi lại ấm ức với tác giả, cho nên tôi viết seri truyện theo kiểu truyện cổ, với không gian mở, thời gian cũng mở luôn. Ai mà đọc lại thấy có mình trong đó thì cũng đừng lạ nhé, vì đây là các mẩu chuyện điển hình minh họa cho tính xấu Việt, mình là người Việt thì kiểu gì cũng có bóng hình trong đó (chứ không lại hóa ra mình không phải người Việt à ). Người xưa có câu, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, thôi thì các câu chuyện này như tấm gương, mình soi vào thấy cái xấu của mình thì gắng sửa đi, đừng nghĩ là "vạch áo cho người xem lưng". Mình chả cần vạch ra người ta cũng xem thấu rồi, thời đại này, người ta ở tận xứ "Lạ" hay còn xa hơn cũng chỉ click chuột một cái là biết hết, rồi có cái máy nhìn xuyên thấu quần áo thì ta có giấu, người khác vẫn nhìn thấy. Chỉ có điều thà mình tự soi mình, trung thực mà nhận ra thói xấu của mình rồi sửa, còn hơn cứ tiếp tục bịt tai bưng mắt, coi như không có khuyết điểm  để rồi người ngoài thì "biết thừa" mà bản thân thì trở thành con bệnh mạn tính, mãi mãi không ngóc đầu lên được.

SĨ DIỆN HÃO.

Cứ nói đến sĩ diện, ai cũng mặc định là thói xấu. Thói sĩ diện. Cái đồ sĩ diện. Nhiều khi tính sĩ diện còn được đánh đồng với bản tính xấu hổ. Bảo ai làm điều gì đó mà người đó ngượng, không dám làm, thế là phán luôn lại còn dài giọng, "S.......ĩ ĩ ĩ di.ê.ê.ệnn''.
Nhưng sĩ diện có phải xấu không. Theo tôi không. Cứ chẻ nghĩa ra ta có thể hiều sĩ diện là bộ mặt của kẻ sĩ, bộ mặt của người có học, có giáo dục, theo quan niệm của nho gia ngày xưa. Nho gia gọi người tầng lớp trên cùng trong xã hội là sĩ, Sĩ-Nông - Công - Thương. Người có học là sĩ, nên phải có đạo đức, có lối biểu hiện khác với đám cổ cày vai bừa, đám chạy theo lợi lộc mà quên đi NGHĨA. Sĩ diện là cái bộ mặt, là niềm kiêu hãnh với địa vị, với nhân phẩm, với tầng lớp mà mình là thành viên. Người tầng lớp nào thì cũng có thể diện của người tầng lớp đó, phù hợp với hệ thống đạo đức của tầng lớp mình, thế nên nếu anh không thuộc tầng lớp ấy mà cứ phô cái thể diện theo kiểu của họ thì trở thành HÃO, thể diện của anh là thứ thể diện hão. Mà đã thích vươn thì vươn lên tầng lớp trên cùng nên cái thể diện của tầng lớp SĨ rất hay được phô trương, phô trương lố bịch quá (vì anh có phải thuộc tầng lớp sĩ đâu mà hiểu) thế là thành SĨ DIỆN HÃO.
Ấy, có người đánh rơi tiền trên đường, thế là một anh hớt hải nhặt tiền rồi đuổi theo mấy cây số để trả cho người ta, trong khi mình thì đang rất túng bấn. Thế là về bị đám xe ôm, hàng nước chứng kiến, phán cho một câu  : “Sĩ diện, cần tiền bỏ mẹ còn làm bộ”. Khổ, cái anh trả tiền có làm bộ gì, chẳng qua anh ấy nhớ đến câu “Nhặt được của rơi đem trả người mất” trong tiết Đạo đức học ở trường mà thôi. Sao giờ đem thực hành lại thành SĨ DIỆN. Thực ra câu này là rút gọn của câu SĨ DIỆN HÃO đấy. Anh không phải tầng lớp sĩ, lại hành xử kiểu sĩ, thế là anh là loại sĩ diện hão.
Tán rộng ra thì mọi thứ hành xử của anh mà không phù hợp với địa vị, tầng lớp, học thức, vân vân và vân của bản thân anh thì các hành xử đó đều là hão cả, sĩ diện hão.

61 Bí thư tỉnh thành nhiệm kỳ 2015-2020

Trong 61 Bí thư tỉnh thành vừa được bầu vào nhiệm kỳ này, có 23 người mới, 3 lãnh đạo nữ, người trẻ nhất 39 tuổi và cao nhất 59 tuổi. Riêng Hà Nội và TP HCM, Bí thư sẽ do Bộ Chính trị quyết định.
1. An Giang: Bà Võ Thị Ánh Xuân. 
2. Bà Rịa-Vũng Tàu: Ông Nguyễn Hồng Lĩnh.
3. Bạc Liêu: Ông Lê Minh Khái (tái đắc cử).
4. Bắc Giang: Ông Bùi Văn Hải  (tái đắc cử)
5. Bắc Kạn: Ông Nguyễn Văn Du.
6. Bắc Ninh: Ông Nguyễn Nhân Chiến (tái đắc cử).
7. Bến Tre: Ông Võ Thành Hạo.
8. Bình Dương: Ông Trần Văn Nam.
9. Bình Định: Ông Nguyễn Thanh Tùng.
10. Bình Phước: Ông Nguyễn Văn Lợi.
11. Bình Thuận: Ông Nguyễn Mạnh Hùng (tái đắc cử).
12. Cà Mau: Ông Dương Thanh Bình (tái đắc cử).
13. Cao Bằng: Ông Nguyễn Hoàng Anh (tái đắc cử).
14. Đắk Lắk: Ông Êban Y Phu (tái đắc cử).
15. Đắk Nông: Ông Lê Diễn.
16. Điện Biên: Ông Trần Văn Sơn.
17. Đồng Nai: Ông Nguyễn Phú Cường.
18. Đồng Tháp: Ông Lê Minh Hoan.
19. Gia Lai: Ông Dương Văn Trang.
20. Hà Giang: Ông Triệu Tài Vinh (tái đắc cử).
21. Hà Nam: Ông Mai Tiến Dũng (tái đắc cử).
22. Hà Tĩnh: Ông Lê Đình Sơn.
23. Hải Dương: Ông Nguyễn Mạnh Hiển.
24. Hậu Giang: Ông Trần Công Chánh (tái đắc cử).
25. Hòa Bình: Ông Bùi Văn Tỉnh (tái đắc cử).
26. Hưng Yên: Ông Đỗ Tiến Sỹ (tái đắc cử).
27. Khánh Hòa: Ông Lê Thanh Quang (tái đắc cử).
28. Kiên Giang: Ông Nguyễn Thanh Nghị.
29. Kon Tum: Ông Nguyễn Văn Hùng (tái đắc cử).
30. Lai Châu: Ông Nguyễn Khắc Chử (tái đắc cử).
31. Lạng Sơn: Ông Trần Sỹ Thanh (Bộ Chính trị chỉ định).
32. Lào Cai: Ông Nguyễn Văn Vịnh (tái đắc cử).
33. Lâm Đồng: Ông Nguyễn Xuân Tiến.
34. Long An: Ông Phạm Văn Rạnh.
35. Nam Định: Ông Đoàn Hồng Phong.
36. Ninh Bình: Bà Nguyễn Thị Thanh.
37. Ninh Thuận: Ông Nguyễn Đức Thanh (tái đắc cử).
38. Nghệ An: Ông Hồ Đức Phớc (tái đắc cử).
39. Phú Thọ: Ông Hoàng Dân Mạc (tái đắc cử).
40. Phú Yên: Ông Huỳnh Tấn Việt.
41. Quảng Bình: Ông Hoàng Đăng Quang.
42. Quảng Nam: Ông Nguyễn Ngọc Quang (tái đắc cử).
43. Quảng Ngãi: Ông Lê Viết Chữ (tái đắc cử). 
44. Quảng Ninh: Ông Nguyễn Văn Đọc (tái đắc cử).
45. Quảng Trị: Ông Nguyễn Văn Hùng.
46. Sóc Trăng: Ông Nguyễn Văn Thể (Bộ Chính trị chỉ định).
47. Sơn La: Ông Hoàng Văn Chất.
48. Tây Ninh: Ông Trần Lưu Quang (tái đắc cử).
49. Thái Bình: Ông Phạm Văn Sinh.
50. Thái Nguyên: Ông Trần Quốc Tỏ.
51. Thanh Hóa: Ông Trịnh Văn Chiến (tái đắc cử).
52. Thừa Thiên-Huế: Ông Lê Trường Lưu (tái đắc cử).
53. Tiền Giang: Ông Nguyễn Văn Danh.
54. Trà Vinh: Ông Trần Trí Dũng (tái đắc cử).
55. Tuyên Quang: Ông Chẩu Văn Lâm (tái đắc cử).
56. Vĩnh Long: Ông Trần Văn Rón (tái đắc cử).
57. Vĩnh Phúc: Bà Hoàng Thị Thúy Lan (tái đắc cử).
58. Yên Bái: Ông Phạm Duy Cường (tái đắc cử).
59. TP. Cần Thơ: Ông Trần Quốc Trung.
60. TP. Đà Nẵng: Ông Nguyễn Xuân Anh.
61. TP. Hải Phòng: Ông Lê Văn Thành.
62. TP. HCM: Chức danh Bí thư Thành ủy TP.HCM sẽ được Bộ Chính trị quyết định sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Trong thời gian này, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị được Bộ Chính trị phân công chỉ đạo Thành ủy TPHCM. Ông Võ Văn Thưởng, tân Phó bí thư Thường trực Thành ủy điều hành hoạt động của Thành ủy thành phố.
63. Thành phố Hà Nội: Chức danh Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội sẽ được Bộ Chính trị quyết định sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Sáng 2/11, tại phiên họp Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 -2020 đã công bố kết quả hội nghị lần thứ nhất của ban chấp hành khóa mới. Ban chấp hành khóa mới đã bầu 4 Phó bí thư gồm bà Ngô Thị Thanh Hằng, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, ông Nguyễn Đức Chung, ông Đào Đức Toàn.
Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội thống nhất bầu bà Ngô Thị Thanh Hằng làm Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội.



Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Tài năng

Tô Hiến Thành (蘇憲誠, 1102-1179), quê làng Hạ Mỗ nay là xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý.
Năm 1175 , vua Anh Tông băng hà, có di chiếu đặt hoàng tử Lý Long Trát mới có 1 tuổi lên ngôi , ủy thác cho Hiến Thành làm Phụ Chính đại thần phò vua mới .Thái hậu Chiêu Linh tính chuyện phế lập , lại sợ Tô Hiến Thành không nghe, nên đã đem một mâm vàng tới đút lót cho vợ của ông là Lữ Thị để nhờ bà này thuyết phục chồng không theo di chiếu , lập con mình là Long Xưởng lên ngôi thay cho Long Trát (Long Xưởng là trưởng tử của Vua Anh Tông, bị truất phế vì tội dâm loàn). Tô Hiến Thành biết được, nói rằng :
-         Ta là đại thần nhận mệnh của tiên tổ để lo giúp đỡ vua còn bé , nay lại ăn của đút mà làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở dưới suối vàng.
Thái hậu lại gọi Tô Hiến Thành đến dỗ dành trăm cách, nhưng Hiến Thành vẫn một mực nói rằng:
-         Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có chịu làm, huống chi lời của Tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quang hay sao? Thần không dám vâng lệnh”

Thái uý Tô Hiến Thành ốm nặng. Tham tri chính sự Vũ Tán Đường vốn là người trong bè cánh của thái hậu được cử đến ngày đêm chăm sóc thuốc thang cho ông rất là chu đáo. Trong lúc đó, gián nghị đại phu Trần Trung Tá vì quá bận việc triều chính, không lúc nào rảnh rỗi đến thăm hỏi ông được.
Lúc Tô Hiến Thành đã lâm bệnh nặng, thái hậu thân đến thăm và nhân hỏi ông:
– Nếu thái uý có mệnh hệ nào thì ai là người có thể thay ông?
Tô Hiến Thành đáp:
– Trung Tá có thể thay được!
Thái hậu tỏ vẻ thắc mắc hỏi để nhắc:
– Thế Tán Đường hàng ngày hầu thuốc thang, sao không thấy ông nhắc đến?
Tô Hiến Thành đáp:
– Vì bệ hạ hỏi người nào thay thần nên thần mới nói đến Trung Tá, còn như hỏi người hầu dưỡng thì phi Tán Đường còn ai nữa?

Những chuyện này đã chép trong chính sử nước Đại Việt.
Tuy nhiên, chép là một chuyện, đọc lại là việc khác, mà đọc xong, hiểu được lại là khó hơn một nấc, hiểu được mà chịu làm theo thì hỡi ơi, ít lắm.
Bởi vì, làm theo, có mà "cạp đất để sống à"
Con người sinh ra, thường cũng ẩn một số tài năng đặc biệt nào đó, và vào những thời điểm phù hợp, giống như nấm gặp được mưa, tài năng phát lộ vô cùng.
Như Thái úy Tô Hiến Thành, suốt đời có nhiều sự tích, dần dần tôi sẽ kể, nhưng ấn tượng nhất chính là câu chuyện như trên, được ghi vào sử sách.
Đồng thời, quan nịnh thần Vũ Tán Đường kia, cũng được vào sử cùng, nhưng với một thứ tài năng ghê tởm khác là NỊNH.
Đàn ông Đại Việt, cũng giống như vô số đàn ông châu Á, đầy chất gia trưởng, ngồi nhà thì chồm chỗm trên sập, quát hét vợ con ghê lắm, coi đàn bà không đáng một đồng. Thế nhưng trước mặt người đàn bà ở ngoài, mang danh thái hậu, thì vẫn chính anh đàn ông nọ, lại bò lê bò la, hót véo von như con sáo sậu để tâng bốc bà ấy. Ấy thế, xét về bản chất thì bà thái hậu kia, ở tầng lớp của bà ấy, so với ông chồng vua thì bà ta cũng chả đáng một đồng.
Chứ không à, vua có tam cung lục viện, bà hậu kia, may ra một năm mới được ngủ với chồng một lần ấy chứ.
Nhưng để ngoi lên, có được tài như Thái úy Tô Hiến Thành chắc khó lắm, còn Vũ Tán Đường thì dễ hơn nhiều.