Trang

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Lần thứ hai đi Agra

Dẫu lần du lịch không phải là dự định trước nhưng chuyến đi vẫn có những cảm xúc không kém gì lần đầu. Cho dù không cần đến hướng dẫn cho lắm nhưng trước sự nài nỉ và rất khéo léo của một cậu thanh niên (cậu ta giới thiệu là đang học trường sư phạm), chúng tôi vẫn chấp nhận cậu ta làm hướng dẫn. Hoá ra cậu ta nhiệt tình đến mức sau khi kết thúc chuyến thăm, đoàn còn thưởng thêm cho cậu một khoản tương đương với số tiền mà cậu đã thoả thuận

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Lầy lội trong thông tin.

Tin tức thì không thể thiếu, nhưng trong đại dương internet này, nước và rác nhiều hơn thực phẩm. Trình độ sử dụng và cả trình độ phân tích của những cư dân mạng càng nâng cao thì những thông tin đưa ra càng rối rắm, đó là nghịch lý của xã hội hoá thông tin. Bất hạnh hơn, vì nhu cầu đưa tin khẩn cấp làm cho người đưa tin buộc phải xuất bản nội dung với tốc độ tính bằng giây nên sự trau chuốt từ ngữ không còn, người nào dùng Tweeter thì biết, chỉ có 140 từ trong giới hạn một tin. Có khi mình mới gõ vài từ đã thấy nội dung tương tự được xuất hiện rồi. Người đưa tin còn bị động như thế nói gì đến người đọc. Nhiều khi người đọc chỉ kịp lướt qua cái tiêu đề để biết có gì đó đã xảy ra chứ không đủ thời gian đọc cả tin, nói gì đến phân tích. Thế là từ nửa tin nửa ngờ ngã sang tin tưởng một cách mù quáng.
Giờ ai cũng lập được một trang tin riêng cho mình, người  có quyền càng có thể có một trang tin để đánh bóng tên tuổi và tấn công đối thủ. Thậm chí thiết lập một hệ thống vành đai thông tin để tung hoả mù, hướng dẫn dư luận.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Thế giới của sự đan chéo những quyền lợi.

Trong những ngày này, thế giới đang nóng sực lên với những cuộc xung đột với đủ loại quy mô và cường độ. Các xung đột ấy đan xen cả về địa lý, chính trị, xã hội, kinh tế.
Nước Mỹ đang phải đối đầu với phần Hồi giáo của thế giới vì bộ phim chế nhạo nhà tiên tri Mahomed. Một anh chàng nào đó ở California đã làm một bộ phim miêu tả Mahomed là kẻ mê gái và khủng bố. Thế là đúng vào ngày kỷ niệm 11 năm cuộc khủng bố 11/9, người Lybi đã tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Bengazi, Lybie, giết chết 4 người Mỹ, trong đó có cả đại sứ Mỹ tại Lybie và 2 cựu đặc nhiệm hải quân. Mà lợi ích kinh tế của Mỹ ở Trung Đông thì khỏi phải nhắc lại làm gì. Giờ đây các cuộc biểu tình chống Mỹ lan rộng, người Mỹ đã phải rút nhân viên khỏi Tunisia và Sudan. Mỹ đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra làm trung gian hoà giải với người Hồi giáo, cho dù nhà làm phim kia tuyên bố là anh ta không hối hận về việc làm phim, và rằng "người Hồi giáo cần phải biết cư xử và biểu tình một cách hoà bình để thể hiện ý kiến".
Còn khu vực Đông Á, cùng một lúc diễn ra sự tranh chấp lãnh hải giàu tài nguyên, cái này thì rõ như ban ngày, và vị trí địa chính trị, giữa Nga với Nhật, giữa Nhật với Hàn, Nhật với Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, giữa Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, giữa Trung Quốc với Philippine.
Nga và Nhật đang tranh chấp quần đảo Kurin, nhưng Nhật lại đang là khách hàng lớn về khí hoá lỏng của Nga.
Nhật và Trung quốc (thêm cả Đài Loan và Hồng Kong vào cho mạnh) đang tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (theo cách gọi của hai bên). Chính phủ Nhật đã chi 26 triệu đô la Mỹ để mua lại 3 trong số các đảo thuộc Senkaku (vốn thuộc sở hữu của một gia đình Nhật). Thế là cuộc xung đột bùng nổ ở mức độ vẫn còn kiềm chế nhưng đã khiến nhiều nhà phân tích bàn đến khả năng chiến tranh Nhật-Trung. Trung quốc điều6 tàu hải giám đến xâm phạm vào lãnh hải (12 hải lý quanh đảo) Senkaku. Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ lên đảo. Dân Trung quốc biểu tình chống Nhật, đốt phá các cửa hàng, hàng hoá Nhật. Nhiều nhà máy Nhật trên đất Trung quốc quyết định đóng cửa đến 18 tháng Chín. Thủ tướng Nhật phải yêu cầu chính quyền Trung quốc bảo vệ kiều dân Nhật, nhiều người Nhật tại Trung quốc đã bị hành hung. Cùng lúc đó, đại sứ mới của Nhật tại Trung quốc đã chết đột ngột, nhưng lại chết ngay tại Tokyo nên không biết có liên quan gì đến Trung quốc hay không???
Trung quốc tiếp tục bành trướng ở biển Đông sau khi tuyên bố đơn phương chủ quyền tại vùng biển này. Trong tuần qua, Trung quốc đã lập mạng thông tin trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (Trung quốc đã chiếm quần đảo này từ năm 1974). Tình hình đấu tranh của nhân dân Việt Nam không đến mức điên rồ như dân Trung quốc nhưng trong năm 2012 đã diễn ra khoảng gần 10 cuộc biểu tình hoà bình chống xâm lược. Việt Nam đang xúc tiến tăng cường các biện pháp pháp lý và sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trên mạng Youtube xuất hiện ngày một nhiều các clip về quá trình tuần tra bảo vệ chủ quyền vùng biển của các lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Hiện nay, phần lớn các giải quyết tranh chấp và xâm lấn vẫn diễn ra theo kiểu phi quân sự. Trung quốc xua 20 ngàn tàu đánh cá từ đảo Hải Nam tới để xâm phạm vào biển Đông. 

Máy tính sản xuất tại Trung Quốc cài sẵn mã độc.


Một nghiên cứu của Microsoft cho hay, có những máy tính đã được cài sẵn malware ngay từ trong nhà máy. Virus này tên là Nitol, chuyên dùng khai thác tài khoản ngân hàng của người dùng. Loại Virus này được các nhà điều tra tội phạm kỹ thuật số của Microsoft khám phá bằng cách mua 20 máy tính (10 máy để bàn, 10 laptop) từ các thành phố khác nhau của Trung Quốc. Bốn chiếc trong số đó đã nhiễm virus cho dù chúng hoàn toàn mới tinh như khi xuất xưởng.
Microsoft cài đặt và chạy chương trình Operation b70 để điều tra và tìm thấy 4 virus trong các phần mềm giả mạo mà một số nhà sản xuất PC Trung quốc đã cài đặt trong máy tính. Nitol là một trong số các virus nguy hiểm mà các nhà điều tra đã phát hiện ra ngay từ khi mới bật máy tính. Loại virus này cố tiếp cận với các lệnh điều khiển hệ thống để đánh cắp thông tin từ máy bị nhiễm.
Tìm hiểu sâu hơn, loại Nitol này là hệ thống sâu botnet được điều khiển với một web domain có lien quan đến tội phạm máy tính từ 2008. Domain này có 70.000 sub-domain được sử dụng bởi 500 kiểu lừa đảo bằng malware nhắm tới các nạn nhân hoặc đánh cắp dữ liệu.
Luật sư Richard Boscovich của nhóm điều tra Microsoft nói rằng, “Loại malware này có khả năng bật microphone và video camera, nghĩa là có thể xâm nhập bằng nghe nhìn vào nhà và doanh nghiệp của các nạn nhân.”

Hai hãng viễn thong lớn của Trung quốc là Huawei và ZTE đã từ chối lời buộc tội của Mỹ về việc họ đã cài đặt trong các thiết bị viễn thông những mã giúp cho việc do thám. Hai hãng này bị buộc tội đã cài đặt những mã thông tin nhằm chuyển tiếp các dữ liệu nhạy cảm về Trung quốc.
Mối lo ngại về sự liên quan đến chính quyền và quân đội của hai hãng này có thể làm ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng của họ trên đất Mỹ. Họ là hai trong số những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Một uỷ ban của Mỹ đã đặt câu hỏi đối với giám đốc điều hành của hai hãng viễn thông về vai trò của hai hãng trong hoạt động liên quan đến gián điệp. Cụ thể là “có những báo cáo về qui trình beaconing không được mong đợi từ các thiết bị của hai hãng này” (Beaconing là một quá trình cho phép các mạng có thể tự sửa chữa các lỗi).
Tuy nhiên lãnh đạo hãng ZTE từ chối các lời cáo buộc, nói rằng đó chỉ là chức năng bình thường trong các thiết bị, không gây hại. Ông ta cho rằng đó không phải là sâu back door như các nhà luật pháp Mỹ nghi ngờ.
Trong khi đó, hai hãng sản xuất của Trung Quốc cũng đồng ý cung cấp danh sách các thành viên uỷ ban Đảng trong công ty của họ, điều mà trước đó họ đã từ chối.