Trang

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Không cần phải học một chữ Hán nào!!!

Lâu không thấy các nhà nghiên cứu nói gì, giờ thấy nói là đã sai.
Cần thiết đưa Hán Nôm trở lại trường họcPhát biểu tại Hội thảo Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại diễn ra hôm 27/8, ông Giang cho rằng, trong số các quốc gia thuộc khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc.
Đường link đây
Đất nước này mất hàng mười hế kỷ để xây dựng nên sự độc lập về chính trị, nhưng mãi đến giờ mà vẫn chưa thoát khỏi sự nô dịch về tư tưởng, tôi phải kết tội những nhà trí thức như ông.
Tôi chả phải nhà ngôn ngữ, nhưng tôi cũng dùng tiếng Việt gần nửa thế kỷ rồi. Trong nửa thế kỷ đó tôi học bằng tiếng Việt, viết bằng tiếng Việt, thi bằng tiếng Việt, tỏ tình bằng tiếng Việt, diễn đạt mọi thứ trên đời bằng tiếng Việt và tôi chưa từng thấy thiếu thốn gì mà phải dùng một thứ tiếng ngoại lai để biểu đạt. 
Các ông nói là vì bỏ chữ Hán nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc, nói thế mà không biết xâu hổ. Các ông mang tiếng là các học giả, sao các ông không truyền đạt quá khứ dân tộc bằng thứ tiếng Việt trong sáng nhất để cho các thế hệ sau biết về quá khứ dân tộc. Hay các ông chỉ chăm chăm "làm cái tiến sĩ" rồi vênh vang khoe bằng cấp, còn kiến thức của các ông chỉ đến thế thôi? Hay các ông cho là các ông mất hàng trăm triệu để có được bằng tiến sĩ, thì kiến thức của các ông phải đòng thùng cất kỹ, giữ gìn, các ông không còn ham muốn làm khoa học nữa? Hay, giống như thói quen, các ông vẫn kêu ca là do đất nước khó khăn, không "tạo điều kiện" để các ông nghiên cứu, truyền bá. Mới đây có ông TS Trần Hữu Lộc ở Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh có nói một câu mà tôi hoàn toàn tán thành "20.000 tiến sĩ đừng nên là 20.000 bàn tay đòi hỏi tiền Nhà nước". Các ông đã có học, có công trình, sao không làm cho nó phổ biến để các thế hệ sau hiểu được quá khứ dân tộc mà lại đổ cho không có chữ Hán thì không hiểu. Thế khi các ông bảo vệ luận án tiến sĩ, các ông phải nói bằng tiếng gì? Các ông lên lớp cho học trò các ông nói tiếng gì? Thậm chí, để hô hào đưa tiếng Hán vào học từ phổ thông, các ông viết tham luận bằng tiếng gì? Tôi cho là không thiếu gì từ ngữ Việt để dùng.
Còn nhớ khi nước nhà mới được độc lập, các nhà giáo của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã cố công chuyển ngữ từ các sách giáo khoa tiếng Pháp sang tiếng Việt để truyền bá chữ quốc ngữ, nhanh chóng làm giảm tỉ lệ mù chữ khiến cho nước ta sớm xoá nạn mù chữ. Thử hỏi các cụ mà nghĩ như các ông thì biết đến bao giờ mới học xong. 
Thậm chí ngay trong thời kỳ nước nhà bị nô dịch bởi thực dân Pháp, nhà giáo Hoàng Xuân Hãn (kể ra gọi theo kiểu hám danh như các ông thì cũng nên gọi là Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, nhưng chưa chắc gọi thế đã đủ kính trọng) đã soạn cuốn "Danh từ khoa học" để chuyển ngữ các thuật ngữ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Thưa các ông, lúc ấy thì còn chưa có từ tiếng Việt nào để mà dịch đâu ạ. Chắc các ông chuyển ngành ngôn ngữ thì sẽ biết thôi.
Khi người Do Thái lập quốc 14/5/1948, dân của họ tập hợp từ hàng mấy chục nước về, mỗi người Do Thái nói một thứ tiếng. Vì thế mà Bộ Giáo dục của họ phải làm hồi sinh lại tiếng Hebrew, một tử ngữ, để làm ngôn ngữ chung cho cả dân tộc. Và họ đã làm được. Ngôn ngữ ấy giờ là nền tảng để nước Israel trở nên giàu mạnh, nếu các ông chưa tin thì tôi đề nghị các ông nghiên cứu kỹ lại xem thời ngôn ngữ Hebrew được dùng (2000 năm trước) có vô số thuật ngữ chưa ra đời, vậy mà họ chuyển được toàn bộ các thuật ngữ hiện đại để tiếng Hebrew bây giờ có thể biểu đạt hết.
Vậy mà trong thời đại này, ngôn ngữ phát triển như vũ bão do trao đổi thông tin, thay vì các ông diễn đạt lịch sử dân tộc cho thật Việt hoá, dùng những từ ngữ đang sinh sôi nảy nở đây, thì các ông lại muốn kéo lùi dân tộc lại bằng cách chui đầu vào học mấy cái chữ cổ.
Các ông học Hán Nôm chắc cũng biết là thời kỳ chưa có chữ quốc ngữ như bây giờ, các nhà trí thức Việt ai chả dùng tiếng Hán. Nhưng trừ một số người rất tỉnh táo ra, đa phần khi dẫn lịch sử toàn đem sự tích Tàu ra để nói. Cái gì mà "Vũ, Thang, Nghiêu Thuấn". Cái gì mà "Khổng viết, Thi văn". Tôi không biết họ giỏi tiếng Hán đến đâu (nhưng tôi chắc là giỏi hơn các ông vì họ dùng lâu hơn, các ông ngoài nghiên cứu suống rồi đút vào ngăn kéo chờ Nhà nước đầu tư, chứ họ phải dùng thường ngày, trong mọi văn bản hành chính, thơ ca) nhưng tôi thấy chính họ cũng chả thuộc sử Việt lắm. Nếu thuộc sao họ không dẫn sử Việt.
Các ông lập luận là bỏ tiếng Hán khiến thanh niên Việt học hành hời hợt nhất, nghe mà buồn cười. Bên cạnh những người học hành hời hợt thì biết bao người dốc tâm dốc sức vào học hành, và các ông Hán Nôm làm ơn tiến hành một cuộc điều tra xã hội học để mà biết trong những người học hành, thành đạt thật sự có bao nhiêu người biết tiếng Hán nhé. Nếu các ông không biết cách điều tra xã hội học, hay các ông không làm mà cứ phát biểu khơi khơi thì chỉ là do các ông làm việc hời hợt, áng chừng, và đó là lỗi các ông, đừng kết tội thanh niên nói chung.
Xét cho cùng, các nước phát triển Nhật với Hàn họ dùng tiếng Hán, họ phát triển, nhưng bản thân nước Trung quốc dùng tiếng Hán từ trong bụng mẹ họ cũng có phát triển bằng Hàn với Nhật đâu.
Các ông đúng là những nhà nguỵ biện xoàng xĩnh!!!!